Người viết: Anh Hoang- Truong Hoang
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển bởi vậy phải phụ thuộc vào nhiều nguồn hỗ trợ chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thuế của các cá nhân và doanh nghiệp. Thực tế trong nhiều năm qua, chính phủ Việt Nam luôn rơi vào tình trạng bội chi ngân sách.
Năm | Tổng thu ngân sách | Tổng chi ngân sách | Bội chi ngân sách |
2015 | 1,006,870 | 1,262,870 | 256000 |
2016 | 1,101,377 | 1,360,077 | 254,000.4 |
2017 | 1,212,179.5 | 1,390,480 | 178,300.5 |
Nguồn: báo cáo của bộ tài chính từ trang web bộ tài chính mof.gov.vn.
Đơn vị tỷ đồng.
Do đó, bên cạnh nguồn thu từ thuế, bán dầu thô và xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cần nguồn viện trợ từ các nước hay tổ chức, các khoản vay không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi. Việt Nam đang nhận các khoản vay và tài trợ từ hợp tác song phương và đa phương. Ngân hàng thế giới (World Bank) và Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank) là các nhà tài trợ lớn ở các hình thức hợp tác song phương. Bên cạnh đó là các khoản vay từ hình thức song phương. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia cho vay ODA lớn nhất cho Việt Nam, tiếp theo đó là Hàn Quốc.
Khó khăn và ràng buộc về nguồn vốn
Các nguồn vốn vay ưu đãi này không kéo dài mãi mãi, hiện tại các nhà tài trợ đa phương đã bắt đầu dừng cấp các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam. Cụ thể, World Bank sẽ dừng các khoản vay IDA của WB vào tháng 7.2017 và Việt Nam sẽ tốt nghiệp các khoản vay hỗn hợp ODA và vay ưu đãi OCR của ADB vào tháng 1 năm 2019. Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ chỉ tiếp cận được các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn.
Việt Nam sẽ vẫn tiếp cận với các khoản vay ODA từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan hay Trung Quốc. Tuy nhiên, các yêu cầu trong hợp đồng cho vay rất khó khăn. Cụ thể, vốn vay từ quốc gia nào cho các dự án thì đi kèm với nó nhà thầu của quốc gia đó, lao động, hàng hóa cũng xuất xứ từ quốc gia đó. Tuy nhiên sẽ tốt hơn rất nhiều nếu Việt Nam nhận các nguồn vốn từ Hàn Quốc và Nhật Bản thay vì Trung Quốc, bởi chất lượng từ các nhà thầu, lao động, hay nguyên liệu từ những quốc gia này. Bên cạnh đó, lãi suất từ các khoản vay ODA Trung Quốc không hề rẻ hơn các khoản vay từ Nhật Bản hay Ấn Độ. Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu ra số liệu vốn vay ODA của Trung Quốc thường có lãi suất 3%/năm với điều kiện chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Mức lãi suất này cao hơn mức lãi vay ODA của Nhật Bản từ 0,4% đến 1,2% tùy vào thời hạn vay, hay của Hàn Quốc từ 0% đến 2% tùy theo điều kiện đấu thầu, hoặc của Ấn Độ là 1,75%/năm.
Trách nhiệm của chính quyền Việt Nam
Các khoản vay sẽ đến thời hạn trả, tuy nhiên sự chậm tiến độ đã giết chết những dự án khi chưa thể đưa vào hoạt động quá lâu, trong khi chính phủ vẫn phải chịu lãi từ các nguồn vay này.
Sự bùng phát dịch Covid-19 đã ngăn các chuyên gia Trung Quốc trở lại làm việc. Hiện họ đã trở về Việt Nam nhưng vẫn bị cách ly 14 ngày cho hết 9/3. Dự chậm trễ dự án không chỉ từ phía Trung Quốc, các thành viên có trách nhiệm ở Việt Nam trong Nam trong dự án này đã chậm trễ trong giải tỏa bằng cho việc thi công.
Chưa dừng lại ở đó nhiều dự án vốn ODA dù đã đi vào hoạt động nhưng đã hư hỏng rất nhiều dù thời gian hoạt động chưa lâu. Ví dụ, Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (giai đoạn 1) có tổng chiều dài gần 140 km với tổng mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng. Ngày 2/9/2018, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi chính thức thông xe và đưa vào khai thác dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng khoảng một tháng, cao tốc này xuất hiện nhiều “ổ gà, ổ trâu”. Đơn vị quản lý đã cho sửa chữa; tuy nhiên, đến nay cao tốc tiếp tục xuất hiện hư hỏng.
Vốn ODA vẫn là những khoản vay và sớm hay muộn cũng phải trả, tuy nhiên sự chậm trễ đã khiến nhiều dự án đội vốn. Các dự án đi vào hoạt động thì hỏng hóc,sửa chữa dù sử dụng chưa lâu.
Nguồn tham khảo:
https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/toan-canh-von-vay-oda-tu-nhat-ban-3326449/
https://www.phunuonline.com.vn/o-ga-o-trau-chi-chit-tren-cao-toc-da-n-ng-quang-ngai-a1391279.html