Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN:
1.Tăng giá điện vô tội vạ, những khoản đầu tư ngoài ngành thua lỗ hàng TRĂM NGÀN TỶ ĐỒNG lại hạch toán vào chi phí đầu tư ngành điện, làm cho giá thành điên cao ngất, cuối cùng người dân phải gánh chịu những thua lỗ của ngành điện gây ra:
Từ đầu năm đến nay, theo “phong thái cửa quyền”, EVN đã tăng giá điện 3 lần. Việc tăng giá điện làm cho cuộc sống người dân vốn đã khốn khó càng khốn khó thêm, đặc biệt mùa hè oi nóng đã và đang đến, người dân cần tiêu thụ điện nhiều hơn cho nhu cầu làm mát. Các ngành kinh doanh sản xuất cũng gặp không ít khó khăn: giá điện luôn là thành tố cấu thành giá sản phẩm. Giá điện tăng là cho giá thành sản phẩm tăng, làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt, ấy là cơ hội cho hàng nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam. Đối với những mặt hàng xuất khẩu thì tăng giá sẽ mất tính cạnh tranh, do vậy việc xuất khẩu gặp khó khăn.
Trước những làm sóng phản đối của dân chúng cũng như phân tích đúng/sai của các nhà khoa học, chính phủ đã yêu cầu thành lập đoàn thanh tra giá điện do bộ công thương đứng đầu. Ta hãy cùng nghe, đoàn thanh tra bộ công thương kết luận như thế nào?
“Thanh tra giá điện: Kết quả kiểm tra bước đầu của đoàn công tác Bộ Công Thương về việc thực hiện điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện tại các tổng công ty điện lực và các doanh nghiệp ở ba miền Bắc, Trung, Nam không phát hiện bất thường và trong tháng 4 vừa qua, hóa đơn tiền điện của khách hàng tăng chủ yếu do lượng điện sử dụng tăng”. (Hét trích dẫn).
Ai cũng biết Bộ Công thương là cơ quan chủ quản của EVN và có phần ăn chia với EVN, cho nên chắc chắn bênh vực EVN. Do vậy, cái kết luận tăng giá điện “đùng quy định”, và “không phất hiện bất thường nào” của “đoàn thanh tra” không có gì bất ngờ và nó phải như vậy, lẽ nào vạch áo cho người xem lưng?
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…
Để bù vào những thất thu đó, những năm qua ngành này liên tục đề nghị tăng giá bán điện để móc túi người dân.
Trong công tác đào tạo, EVN và khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký hợp đồng đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh cho 164 cán bộ thuộc EVN. Số tiền đã thanh toán cho khoa sau đại học là 1,648 triệu USD, các chi phí khác phục vụ việc đào tạo gần 500 triệu đồng.
Theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.
Chính phủ xác định EVN đầu tư cả nghìn tỉ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỉ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính cổ phần điện lực, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình…
Đối với các đơn vị thành viên của EVN, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác định vi phạm không kém gì công ty mẹ khi đầu tư tràn lan ra ngoài và thua lỗ nghiêm trọng. Điển hình là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) không bảo toàn được vốn nhà nước do phải thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao. Theo đó, tính đến hết năm 2011 đơn vị này lỗ 3.145 tỉ đồng.
Ngoài ra, công ty mẹ EVN còn hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án dẫn đến tiền lãi thu được biến thành tiền nằm trong giá thành sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất điện.
Thanh tra Chính phủ cho rằng nguyên nhân chính do lãnh đạo EVN chưa chấp hành đúng các quy định về quản lý, sử dụng vốn tài sản; chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư xây dựng đối với các dự án nguồn điện, còn để xảy ra các tồn tại, vi phạm làm tăng chi phí sản xuất điện; mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhưng EVN vẫn đầu tư vào EVN Telecom dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, mất vốn nhà nước. Trách nhiệm này là của hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc của EVN và các tổng công ty đã được kiểm tra.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỉ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm.Đối với việc EVN đầu tư vào mạng viễn thông Telecom, đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỉ đồng và EVN Telecom đã lỗ đến gần 3.000 tỉ đồng dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư.
Việc EVN làm ăn thua lỗ như thế mà không có biện pháp chế tài, không một ai bị kỷ luật, không ai phải ra hầu toà mà mới đây còn được tuyên dương. Quả thật là kỳ cục cho cái Nhà nước này. Xin nhắc lại: Những kết luận nêu trên là của Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo trước Quốc hội.
2.Rước hơn 40 nhà máy nhiệt điện đốt than do Trung quốc thảo dỡ bỏ về lắp dựng ở Việt Nam. Hệ thống nhà máy nhiệt điện đốt than của TQ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, công nghệ hết sức lạc hậu.
Trong khi TQ lên kế hoạch tháo dỡ toàn bộ các nhà máy điện đốt than vào năm 2020, thì EVN lại rước của nợ này về. Nhà máy điện đốt than ở TQ gây ô nhiễm môi trường trầm trong, Các thành phố lớn như Bắc kinh, Thượng hải, Thiên tân… khói bao phủ mù mịt,cách nhau 10m không nhìn thấy nhau. Nhà chức trách phải cảnh báo dân phải đóng kín cửa và hạn chế ra ngoài. Vì thế TQ phải dỡ bỏ và thay vào đấy là các công viên ĐIẸN MẶT TRỜI rộng hàng ngàn hecta đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thu điên của quốc gia.
Thế mà EVN lại rước những của nợ này về để tàn phá môi trường sinh thái Việt Nam. Hơn nữa, mỗi nhà máy hàng năm xả ra môi trường hàng chục triệu tấn xỉ than. Việc tìm nơi chôn dấu đống phế thải này không đơn giản. Còn nữa, khối khí Dioxide Carbon CO2 khổng lồ hàng ngày tuôn vào bầu không khí không những làm người ta ngạt thở, gây mầm bênh ung thư mà CO2 còn ức chế thụ phấn của cỏ cây. 14 nhà máy nhiệt điện ở đồng bằng Sông Cửu long sẽ làm giảm năng xuất của vựa lúa lớn nhất nước. Nguy cơ của nhà máy điện đốt than là hiển hiện.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì: Nhược điểm của nhiệt điện than là dùng khối lượng lớn nhiên liệu để sản xuất điện (chiếm 60% giá thành sản xuất điện). Là nguồn phát thải lớn các chất thải ra môi trường, đặc biệt là các chất thải rắn và khí, chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém. Chiếm nhiều diện tích làm địa điểm xây dựng nhà máy điện, làm bãi chứa tro xỉ. Nhu cầu nước làm mát rất lớn, khoảng 80m3/sec cho 1 nhà máy điện 1.200MW.
Vấn đề rất được quan tâm đó là các chất phát thải ra môi trường của nhà máy nhiệt điện đốt than. Theo PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, sử dụng nhà máy nhiệt điện đốt than sẽ thải ra môi trường rất nhiều chất thải bao gồm cả chất thải rắn, chất thải nước, chất khải khí.
Việt Nam là một nước nằm ở vùng nhiệt đới, sát biển nên thiên nhiên ưu đãi cho nắng gió rất rất nhiều. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.
Với bức xạ năng lượng mặt trời lớn nhất nhì TG như thế tại sao EVN và bộ Công Thương không chú ý đến phát triển nguồn năng lượng sạch, tái tạo này? Dọc theo chiều dài miền Trung, những trảng cát kéo dài dọc theo bờ biển dân cư thưa thớt là điều kiện lý tưởng đẻ xây dựng những công viên điên mặt trời (SOLAR ENERGY PARK) cũng như những công viên điện gió. Đầu tư ban đầu không lớn lắm mà chẳng tiêu tốn nguyên liệu, đảm bảo phát triển bền vững chẳng lợi lắm sao?
Kết luận:
- EVN làm ăn thua lỗ, đầu tư ngoài ngành làm thất thoát của Nhà nước hàng TRĂM NGÀN TỶ ĐỒNG, lại còn mưu toan tính vào giá điện để móc túi người tiêu dùng. Tội ấy có đáng đem xử không? Vậy mà Chính phủ lại tuyên dương, vì sao?
- EVN rước hàng chục nhà máy điện đốt than cũ rích của Trung quốc về lắp đặt ở Việt Nam, tàn phá môi trường sinh thái, gây ô nhiễm nặng nề, tổn hại sức khỏe người dân, làm sút giảm năng xuất hoa màu. EVN còn liên kết với Tập đoàn truyền tải điện Phương nam của TQ móc túi người sử dụng điện. (Ghi chú: Tập đoàn truyền tải điện Phương Nam TQ giữ cổ phần từ 50-80%) các NMDĐT).
- EVN đầu tư ngoài ngành như resort, sân Tenis, Khách sạn, viễn thông, ngân hàng, chứng khoán … thua lỗ làm cho ngân sách nhà nước thất thoát mấy chục ngàn tỷ đồng. Tội đó có đáng xử không?
- Bộ Công thương và bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng phải chịu trách nhiệm về việc ký duyệt cho nhập 40 chục nhà máy điện đốt than cũ kỹ lạc hậu và các nhà máy luyện gang thép lỗi thời để tàn phá môi trường sinh thái và hủy hoại sức khỏe của người Việt. Còn nhớ người anh em cọc chèo của Tuấn Anh là Lẽ Phước Vũ nói một câu xanh rờn “ngu gì mà không làm thép”. Trong việc ký phê duyệt những dự án tai họa này, tay bộ trưởng ăn chơi, tiêu xài khét tiếng từ Paris về đến HN này làm gì lại không có lót tay hàng và li đô la để cho hắn thả cửa chơi gái và thay vợ bằng cô đào người mẫu./.