Con đường dân chủ của thế giới nó hình thành nhiều cách. Anh Quốc đi tiên phong bằng cuộc lật đổ quyền lực nhà vua nặng cao quyền lực nghị viện, quá trình này thai nghén từ rất lâu, khi mà Đại Hiến Chương được kí kết vào thế ky 13 để nghị viện tước quyền vua. Đến hơn 400 năm sau, giữa thế kỉ 17, một lần nữa nghị viện thắng thế lực bảo hoàng của nhà vua và lập nên chế độ Quân Chủ Lập Hiến với vua chỉ còn là biểu tượng. Từ đó xứ này có dân chủ. Đây không phải là dân chủ từ bên dưới, mà là dân chủ từ tầng lớp lãnh chúa và tăng lữ trong nghị viện và thành công. Nghị viện nhờ lôi kéo dân thắng bảo hoàng, nên họ mở thêm viện thứ dân để tạo tiếng nói cho nhân dân. Từ đó dân Anh Quốc có nền tảng dân chủ.
Nước Mỹ có dân chủ lại là một tình huống khác. Họ đánh đuổi đế quốc Anh giành độc lập, với súng đạn trong tay họ không chọn nhà nước độc tai để phục vụ lợi ích cho họ mà chọn thể chế dân chủ để phục vụ nhân dân. George Washington không làm hoàng đế suốt đời mà làm tổng thống 2 nhiệm kỳ rồi rút về vườn. Đây là dân chủ từ thượng tầng và thành công. Nếu không có sự chọn lựa sáng suốt này, chưa chắc ngày nay nước Mỹ là cường quốc số 1 thế giới. Dân Mỹ trước khi độc lập tuy là thuộc địa nhưng họ có cuộc sống chính trị tựa Anh Quốc. Họ có nền tảng để dân chủ tồn tại và phát triển.
Đông Âu sụp đổ cùng lúc vì sự dính chùm của nó. Nhưng nếu soi kỹ thì Ba Lan và Tiệp Khắc dân chủ hoá bởi các phong trào lớn mạnh từ trong nhân dân, họ có dân chủ từ bên dưới và thành công. Riêng Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ lại rơi vào độc tài cá nhân. Họ vẫn đang dân chủ kiểu nửa vời vì người dân chưa trang bị nền tảng về đời sống chính trị cho một xã hội dân chủ thực sự.
Hàn Quốc dân chủ hoá từ những phong trào sinh viên học sinh buộc tội chính quyền độc tài phải nhượng bộ. Họ đã dân chủ hoá thành công vì người dân Hàn Quốc đã sẵn sàng để dân chủ tồn tại.
Riêng phong trào Mùa Xuân Ả Rập cũng lật độc tài nhưng các nước này không có dân chủ. Một số người CS vin vào đây để bác bỏ vai trò vận động dân chủ cho Việt Nam. Nhưng một điều chắc chắn rằng, Việt Nam không thể như các nước Ả Rập được. Vì sao? Vì tính tôn giáo đã ăn sâu vào dân tộc tính của các nước hồi giáo. Cụ thể thế nào xin mọi người đi sâu về bản chất Hồi Giáo.
Ở các nước Ả Rập, Hồi Giáo có thể nói là quốc giáo của họ. Người Hồi Giáo rất sùng đạo. Người sáng lập đạo Hồi Mohamad – giáo chủ đầu tiên của chính là một lãnh tụ chính trị và quân sự. Cho nên tín đồ hồi giáo tự xem mình là chiến binh hy sinh vì đạo mà không cần phải nghĩ đến dân chủ và công bằng. Tín đồ tuyệt đối tin tưởng lời dạy Mohamad nên tự trong bản chất, dân Hồi Giáo chỉ thích hợp với hạt giống độc tài, tư tưởng dân chủ Phương Tây sẽ bị bài bác mạnh mẽ. Chính vì dân tộc tính có lộng lòng tin tôn giáo nên hậu độc tài xứ này vẫn không có dân chủ.
Việt Nam không có đặc tính ấy nên con đường dân chủ hoá đất nước nếu thành công sẽ như Đông Âu chứ không như Ả Rập./.