Nghi ngại
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng “Đổi mới giáo dục của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao”.
Mức độ chính xác của phát biểu này đến đâu? Vì trong thực tế nhiều tiêu cực lên quan giáo dục Việt Nam liên tục xảy ra và chính truyền thông trong nước loan đi.
Ngày 11 tháng 5 năm 2018, trong khi trình bày báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.”
Ông Phùng Xuân Nhạ dẫn nguồn thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế giới vào trung tuần tháng ba rằng 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam.
Vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nói rõ Ngân hàng Thế giới đánh giá theo tiêu chí nào, nhưng báo cáo của ông bị nhiều người nghi ngại khi các vấn đề tiêu cực liên quan ngành giáo dục tiếp tục diễn ra.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn, hiện đang sống tại Pháp, đưa ra những nghi vấn của mình liên quan báo cáo của ông Phùng Xuân Nhạ:
“Không chỉ có giáo dục mà các khía cạnh khác tại xã hội Việt Nam mà báo chí cũng thường hay nói được đánh giá cao, chẳng hạn như Việt Nam là nước đáng sống nhất thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ người hài lòng với cuộc sống rất là nhiều… tôi cũng đặt nghi vấn các vấn đề đó, tôi không hiểu nó có chính xác hay không, nhưng với tư cách của một người giảng dạy và căn cứ vào các thầy cô đã phê phán việc đổi mới của bộ giáo dục thời gian qua, chưa kể những vấn đề tiêu cực liên quan giáo dục xảy ra thời gian gần đây, thì tôi thật sự không tin lắm vào lời của ông Phùng Xuân Nhạ.”
Thầy Thuận, một giáo viên dạy môn Hóa học ở cấp phổ thông trung học tại Hà Nội cũng đưa ra quan điểm của mình:
“Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng các báo cáo của các Bộ trưởng tại Quốc hội thường mang tính chất của các bài hát, mà không hề có thực chất trong đó. Và cái báo cáo của ông Nhạ nó cũng nằm trong số những dạng báo cáo như vậy, những bản báo cáo được soạn ra cho nó đẹp, chứ nó không phản ánh đúng thực tế.”
Trong bản báo cáo trước quốc hội, ông Nhạ có nêu lên ví dụ về việc 4 trường đại học của Việt Nam được hội đồng giáo dục đại học của Pháp (HCERES) công nhận đạt chuẩn, 2 trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của các trường đại học khu vực Đông Nam Á, 5 trường có tên trong danh sách những trường “top” đầu của châu Á và 3 trường được gắn 3 sao bởi QS-Stars.
Tuy có dành một phần nhỏ trong bản báo cáo để nói về một số tồn tại hạn chế cần khắc phục, nhưng ông Bộ trưởng giáo dục lại không hề nhắc đến việc không có trường đại học nào của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng 350 trường đại học hàng đầu châu Á của Times Higher Education được công bố vào tháng 2 năm 2018.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, sinh sống tại Bỉ, đã và đang tham gia nhiều chương trình hợp tác giáo dục tại Việt Nam, nêu lên ý kiến của mình:
“Cái này là một cái điều mà ông Nhạ nói nhưng không dựa vào cơ sở nào cả? Tôi thấy từ ngày ông Nhạ lên thì xảy ra bao nhiêu chuyện rối rắm đáng ngại, đặc biệt là chuyện đạo văn, những vấn đề xử lý ở học đường, sự xuống cấp của đạo đức người thầy… bao nhiêu chuyện như vậy mà ông Nhạ lại tuyên bố như vậy với dân. Rõ ràng là nó không có sự hài lòng được vì khi một con tàu đang nguy kịch như thế mà người cầm lái có thể an nhiên tự tại, nhắm mắt lại nhìn sự việc để rồi nói một cách trái tai như thế là một điều đáng buồn. ”
Bị ràng buộc bởi hệ thống chính trị
Giáo sư Phạm Minh Hoàng cũng cho biết khi còn giảng dạy tại Việt Nam một năm trước đây thì ông có nghe về dự thảo đổi mới về giáo dục.
Một trong những cải cách là tích hợp các môn, như môn toán và lý sẽ dạy chung; môn công dân và sử sẽ dạy chung. Tuy nhiên ông cho biết dư luận, đặc biệt là các thầy cô đã phản ứng tương đối là tiêu cực về vấn đề này. Ông nói tiếp:
“Các thầy cô tin rằng việc tích hợp các môn như vậy là không thể nào thực hiện được, bởi vì một người không thể đảm nhiệm ba hay bốn môn được. Tôi xin lỗi chứ các thầy cô thậm chí còn đưa ra lời thách thức ông Bộ trưởng cũng như một số thầy cô giáo đã biên soạn ra cái chương trình mới này, thách thức họ dạy thử coi. Tôi nhớ không lầm là 60 hay 70 % thầy cô giáo hay hơn nữa không đồng tình với việc đổi mới này. Thì ngày hôm nay nói thế giới đánh giá cao việc đổi mới giáo dục của Việt Nam thì tôi cũng rất là ngạc nhiên.”
Theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng và một số đồng nghiệp trong Hội giáo chức Chu Văn An, Bộ Giáo dục và Đào tạo không phải là không biết các vấn đề tiêu cực ấy hay giải pháp, nhưng họ có những ràng buộc trong hệ thống chính trị không cho phép họ cải cách sâu rộng, cải cách từ trong gốc ra.
Cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khi còn tại chức từng phát biểu trước báo chí rằng: “Ý kiến của các chuyên gia, các Việt Kiều ở nước ngoài rất là quan trọng bởi vì họ có những cái nhìn khác với cái nhìn trong nước, cho nên họ có thể phản biện chúng ta, để chúng ta tránh những sai sót trong khi thực hiện đổi mới, để việc đổi mới được thuận lợi và hiệu quả hơn.”
Việc thu hút nhân tài Việt Kiều có thực sự diễn ra như lời Cựu Thứ trưởng Bùi Văn Ga? Nhận định về điều này, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu lên kinh nghiệm của mình:
“Cả chục năm nay nền giáo dục Việt Nam không cải tiến được bao nhiêu. Đối với những người Việt Kiều có lòng về Việt Nam để góp phần tham gia thì gặp những cái khó khăn chung mà lý do của nó thì có nhiều lắm. Thứ nhất cái nhìn thiển cận của người quản lý, họ không thấy cái yêu cầu cần thiết phải có làn gió mới, máu mới vào nền giáo dục Việt Nam thì mới cải tiến được. Cái sự nghi ngại, thiếu thiện chí vẫn còn tồn tại và tôi thấy không giảm đi theo thời gian.”
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cũng cho biết hiện chưa có gì khởi sắc rõ ràng về việc níu kéo và giữ chân người trí thức quốc tế hay Việt Kiều về tham gia giảng dạy để cải tiến nền giáo dục.
Giáo dục có anh nhạ, y té có chị tiến phải nói là một hiện tượng quý hiếm???
chán ngán tận cổ nghành GD .
Dung roi doi moi gd nhu the qt kg danh gia cao moi la
Cho gv nu di tiep khach la moi nhat roi
Tại họ dịnh nghĩa sai hai
chữ ” học hành”.
Học học nữa học mãi học
cho dến khi nào hộc máu
mới ngưng học.
học trường O dũ học thêm
giờ ngũ .
Hành ở dây O phải học dể
ứng dụng thực hành mà là
hành xác hs gánh vỡ di học
từ bé. nhớn chút hành học
thêm từ sáng bét mắt học
suốt cho dến dêm. hành luôn
cả cha lẫn mẹ vừa chạy tiền
học vừa thay phiên dưa dón
như cái dồ diên .
Nên học xong chữ nghĩa trả
thầy trả cô láy cái chứng nhận
có học di làm”culi ld” cho
nước ngoài.
Cao bao nhiêu vậy chú nhạ,có đơn vị đo chuẩn quốc tế mà mét,km hẳn hoi chú chả dùng , làm người nghe thất vọng quá
An cap duoc doi thanh su co thi quoc te danh gia cao la dung roi.
Nha nay la hoc tro cua Huong nam Day ma! Lam toi bo truong ma bi Hương Che la dot! Quoc te Nao vay Nha? CS Chung may hay noi phet lam Co?!
Ông này ko biết có bao nhiêu cái bằng nhưng với tôi ông nhạ này chỉ bằng học sinh lớp 3 trường tiểu học
Tôi nghĩ cả tổ tiên ông và con cháu ông cũng thấy nhục vì ông
Giáo dục có Nhạ , y tế có Tiến , lãnh đạo có Tâm , kinh tế có Sử , Pháp luật có Thiện ….ôi chóng mặt cho dân VN ta …..
Đừng nghe những gì cs nói hãy nhìn kỹ những gì cs làm
Rất cao về mặt xã hội như :
Trộm cắp gia tăng
Cướp bóc rất cao tay nghề
Đàn áp cưỡng chế đất cao
Ấu dâm rất cao
Tham nhũng rất cao ráo
Ngập nước đường phố gia tăng cao khắp cả nước v…v…Thật là vẽ vang cả nước thằng Nhạ ạk. .
Giáo dục xuống cấp…. Nhục nhã ?
Và mới đây một giáo sư danh tiếng người Mỷ gốc Việt không được lảnh đạo ngành giáo dục cho giử chức hiệu trưởng trường tư Hoa sen vì không đủ 5 năm giảng dạy tại VN . Có lẻ cái được đánh giá cao của thế giới về VN là nhửng qui định về sự kềm hảm tài năng muốn đóng góp cho ngành giáo dục VN !
Xin đừng trách . . . em tôi NHỌNG !
Cao cao …..tít
Giáo dục ,mua bằng cao
Môi trường ,ô nhiễm cao
Đường xá, ngập lụt cao
Tài nguyên rừng, khai thác cao
Biển, sông ô nhiễm cá chết cao
Y tế, buôn bán thuốc giả cao
Sinh viên, thất nghiệp cao
Người dân nghèo đói cao
Đất đai, bi chiếm đoạt cao
Quan lại, tham nhũng rất cao
Đúng là thiên đường XHCN…. Kakaka
Kh những ngọng mà còn nổ banh nhà lòng luôn
nô banh nhà
giáo dục VN thì xin chào thua, khéo còn thua cả Lào, Campuchia, Myanmar giờ phát triển nhanh như vũ bão. Trong trường học mà còn có Đảng quản lý thì mọi người hiểu rồi
Làm quan cứ nói bừa đi chết ai mà sợ . Nó như loài chó rách xủa bừa .
Vẫn níu no ngọng nghịu như ngày lào.
chuyên môn đi mời mọc thọc mạch thì hay cái thằng chân trời mới này thấy ghét quá đâu các ngươi thống kê lại xem trên thế giới có đúng như lời tôi nói hay kg nhẹ trên thế giới nước nào cũng có trộm cắp cũng có người sau kế tốt cả chứ kg riêng gì nước ta đâu
Ông này thực tế để nhin nhận là ko đủ năng lực .
học tài thi phận
hên xui
Chém có hệ thống!
Ngành giáo dục trên THIÊN ĐƯỜNG xã hội chủ nghĩa VN đã được cả thế giới đánh giá cao và công nhận đứng đầu
Bảng . . . THƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đ . . .I . . .Ê . . .N . !.!.!.!.
maykhongphaichuanhonggialuatbaygiochugibaydoihetcaithamnhung
Có cao:
Học phí
Bạo lực
Thất nghiệp
Học thêm
Nghanh giao duc chua dau vao dau ma da tu man roi .ong dang ngu quen trong chien thang ha ong nha
Vo van
Vo nha truong dau dau Cung thay nam dieu bac day con hoc hay ra truong ma thuoc cai dieu thu nhat la o tu moc gong dd thuc dan do
Về để người khác thay ông ơi
Quốc gia phổ cập TS tất nhiên….
Xạo lồn quá nhạ ơi.
Mặt dày thật
Cứ nhìn vào buổi chào cờ thứ hai thì thấy nó đúc khuôn từ mấy chục năm trước,chẳng”đổi mới” gì cả,lui tới cũng thi đua, lớp này hơn lớp kia,phong trào đoàn đội, kế hoạch nhỏ,rồi bgh phát biểu nghe chán ngán,không biết các hs nghe hiểu được gì( cỗ lổ sĩ)
Bao Cao lao La nghe Cua can bo Cong san
Ngay xua đi học thì vui,ngay nay đi học khong ra thu gì?hoi ông gi đo cấp cao?ong nên đi học lai cho cong bang.,bo tay cái che đo nay…..
Muốn thực sự tiến bộ thì phải thay toàn bộ cán bộ quản lý các caps. Làm như vạy đã góp phần loại bỏ tất cả các cán bộ ô tạp tham nhũng!Xây dựng cơ chế có lợi cho người học và cho người dân cũng đồng thời tôn vinh người thầy !
Cao như Cao bằng, Bắc lạng ,Cao nguyên Dakto, Cao nguyên Djilinh….
Cái thằng này trông mặt cứ đểu đểu…..
Mèo khen mình dài đuôi và còn đẹp nữa
Khong con tu trong nua a nha oi
Chắc phải cao bằng Lào, Campuchia
….VÔ CẢM XÚC….
Nghìn năm đô hộ bởi Tàu
Trăm năm ngoại quốc thay nhau phá nhà
Quê nghèo ĐẤT VIỆT của ta
Còn đâu manh áo nữa mà mặc đây ?
Thương hình dáng nhỏ mẹ gầy
Còng lưng gánh Nước… mắt cay lệ tràn
Dựng xây từ đống tro tàn
Đã từng nhuộm đỏ.. cơm chan huyết hồng!
Mấy mươi năm ấy hoài công ?
Dậm chân tại chỗ rắn rồng chúng xơi
Còn đâu Hòn Ngọc một thời
Viễn Đông đệ nhất thành nơi nợ nần!?
Họp hành ngủ mập cái thân
Dân nuôi béo trắng… dân cần thế sao..?
Nhìn xem mà giận sôi trào
Tốn cơm, hao của, lương cao lộc nhiều!
Làm thì chả được bao nhiêu
Cái hàm rộng ngoác khoái chiêu cạp tiền
Đêm đêm lượn phố hồn nhiên
Ăn chơi phè phõn ngày liền gáy thôi!
Thế này đến chỉ việc ngồi
Tối qua đập phá ..than ôi ngủ gà
Hỏi sao dân chúng nghèo nha
Việt Nam chẳng tiến được mà đắng không?
Vác thân tới họp ngủ xong
Rủ nhau vào quán thả rông dê già
Thêm vây kéo cánh đàn ca
Những viên Quan Tốt hở ra chúng đì?!
Tập gian, Tập giối mà chi
Tập mua, Tập khiến, những gì biết không.?
Thức nào đáp nghĩa non sông
Dựng xây Đất Việt cho lòng được yên!?
Cha ông hồn phách gắn liền
Non sông bốn biển thiên nhiên núi rừng
Thắt lòng với lũ Khuyển Ưng
Đang tâm hại nước không ngừng phá tan!
Tai to miệng lớn ăn tàn
Xin đừng bán nữa khổ dân héo mòn
Huyết trào sôi sục căm hờn
Tàu đang nuốt trọn hết trơn đảo nhà.
Thành Đô hai tiếng xót xa
Đồng”Nhân Dân Tệ” nước nhà hiểm hung
Mà dân chúng khổ muôn trùng
Tài nguyên biển chết hãi hùng Chế ơi..?
Nhân đây nhắn gửi đôi lời
Vẫn còn cơ hội biết vơi hãy dừng
Dân giờ “cái bụng” hổng ưng
Dân hờn Dân đập thì đừng khóc than!?
Thân tàn ma dại cả đàn
Lo mà giữ nước Khựa càn khắp nơi
Tầu Trung cướp biển ngoài khơi
Đâm chìm ngư phủ kêu trời đã vơi..?
Chẳng thương chẳng giám mở lời
Mau lên thức giấc cùng coi nước nhà
Quên hương này của chúng ta
Đừng mang thêm tội…. ông cha tủi hờn!?
Nỗi Niềm người Cô Độc.
Rất cao. Các thầy cô giáo và các học trò đang leo núi.
Quốc tế đánh giá cao về sự tiêu cực của nền giáo dục Việt Nam