Trương Duy Nhất – RFA
Đã mất dạy thì thôi giáo sư.
Trả quyền xét – phong giáo sư, phó giáo sư cho các trường. Giải tán Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.
Khi đó, mặc nhiên không trường nào dại đến mức đi phong giáo sư cho những ông không liên can gì tới công tác giảng dạy như Bộ trưởng, Đại tướng, hoặc Tổng Bí thư…
Để đi đến quyết định khai tử “Bộ học hàm” này, trước hết, các chính khách đương nhiệm có hàm giáo sư, nên gương mẫu trả lại cho các thầy cô thực giảng, kể từ ông Nhạ Bộ trưởng đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng khác, thậm chí cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Bất kể ai, hễ mất dạy (không còn giảng dạy), đương nhiên mất giáo sư.
Chính phủ, cũng không can dự vào quyền phong học hàm học vị của giới khoa học. Khi đó, quyền của Thủ tướng là cách chức, sa thải Bộ trưởng Nhạ, chứ không phải (nói đúng hơn là không có quyền) yêu cầu Hội đồng chức danh giáo sư rà soát để “chấm điểm” lại xem ai rớt ai đậu, như đang làm.
Bởi nên nhớ, ngay Thủ tướng Phúc cũng chỉ hàm cử nhân.
Trường hợp Phùng Xuân Nhạ. Chưa bàn đến chuyện học hàm học vị và những điều tiếng khác quanh những “bài báo khoa học” như dư luận đang lên án, chỉ riêng việc nói ngọng, cũng đủ để mời ông rời Bộ Giáo dục.
Nếu vẫn chưa mời được ông Nhạ rời khỏi Bộ Giáo dục, thì nhiệm vụ của Thủ tướng Phúc là: giải tán, xoá sổ ngay cái “hội đồng giáo sư” phản khoa học và phi giáo dục này.
Đó cũng là tiền đề, để tiến tới giải tán, delete nhiều loại “hội đồng” vô bổ, nhố nhăng khác, trên nhiều “mặt trận” khác, không hẳn giáo dục.
dể hỏi giáo sư : ngô bảo châu
xem . học vị g/s có dể dậy không?
mới dám tin .
Ok mất dạy là mất giáo sư
Anh Bo Truong zao. Zuc Nha Ngong ma day học thi co nhiều chuyện vui cho thiện ha cuoi