Giá điện nhất thiết phải tăng (*)
Trân Văn Blog – VOA
Từ 1 tháng 12, giá điện đã tăng thêm 6%. Quyết định tăng giá được công bố vào ngày 30 tháng 11 và có hiệu lực từ 0 giờ ngày 1 tháng 12.
Theo Bộ Công Thương Việt Nam thì lý do cơ quan này chuẩn y đề nghị tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là vì EVN đang lỗ. Năm ngoài EVN lãi 2.658 tỉ đồng nhưng đó là lãi thu về từ “các hoạt động sản xuất kinh doanh khác liên quan đến điện” chứ “hoạt động sản xuất kinh doanh điện thuần túy” thì lỗ, thậm chí lỗ nặng (khoảng 600 tỉ đồng) vì giá bán thấp hơn giá thành.
Cũng theo Bộ Công Thương Việt Nam thì EVN (tập đoàn nhà nước độc quyền cung ứng điện năng) không thể lấy lãi từ “các hoạt động sản xuất kinh doanh khác liên quan đến điện” bù đắp cho khoản lỗ từ “hoạt động sản xuất kinh doanh điện thuần túy” vì trước giờ, khoản lỗ 9.500 tỉ đồng của EVN do “chênh lệch tỉ giá” vẫn chưa được cân đối và vì vậy, chính phủ Việt Nam cho phép EVN tăng giá điện để xóa lỗ.
Cả các chuyên gia lẫn báo giới đã đề nghị cho biết chi tiết hơn về hoạt động của EVN để đối chiếu thực hư cũng như nguyên nhân thực tạo ra các số liệu liên quan đến lãi/lỗ nhưng từ Bộ Công Thương tới EVN cùng từ chối.
Để xoa dịu sự nghi ngại và bất bình của dân chúng đối với EVN, chính phủ Việt Nam từng thành lập một Tổ Công tác thẩm tra giá thành sản xuất điện. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, thành viên trong tổ công tác vừa kể thú thật với tờ Lao Động là không chỉ ông ta mà nhiều thành viên trong Tổ Công tác thẩm tra giá thành sản xuất điện “bất ngờ” trước sự kiện giá điện tăng! Ông Nguyễn Minh Đức, đại diện Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam, một thành viên khác của tổ công tác, tiết lộ, đến nay, kế hoạch điều chỉnh giá bán điện vẫn là “tài liệu mật”. Hóa ra chuyện thành lập tổ công tác với những thành viên đại diện cho dân chúng cũng như doanh giới “thẩm tra giá thành điện” chẳng khác gì dụng… hư chiêu!
Tờ Tuổi Trẻ kể rằng, hôm 30 tháng 11, tại cuộc họp báo về giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương, nhắn nhủ dân chúng và doanh giới rằng, tuy giá điện tăng nhưng hệ thống công quyền Việt Nam sẽ hạn chế tối đa tác động của quyết định này tới các gia đình, đặc biệt là những gia đình nghèo và các doanh nghiệp (?).
Tuy lời trấn an này hết sức phản động nhưng lạ là các viên chức chính phủ vẫn dùng thường xuyên. Khi giá điện tăng thì lấy gì để kềm giá các dịch vụ, sản phẩm thiết yếu khác không tăng? Giá điện tăng, doanh giới không tăng giá bán sản phẩm, giá cung cấp dịch vụ thì dùng gì để bù lỗ? Giá bán các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu tăng thì các gia đình, đặc biệt là những gia đình nghèo có thể tự in tiền để chi dùng hay phải thắt lưng buộc bụng chặt hơn?
Theo lời ông Tuấn, giá điện tăng chỉ khiến chỉ số giá tăng thêm 0,08%. Các gia đình, đặc biệt là những gia đình nghèo có bị ảnh hưởng nhiều không? Câu trả lời là có. Thậm chí rất nặng nề.
Cách nay ba tháng, ông Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia kinh tế làm việc tại Đại học Fulbright, từng công bố một phân tích kèm cảnh báo, người nghèo đang bị tổn thương nặng nề vì năm, bảy năm gần đây, giá của các loại sản phẩm, dịch vụ liên tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, y tế. So với tháng 8 năm 2016 thì tháng 8 năm 2017, giá dịch vụ giáo dục tăng 11,5%, giá dịch vụ y tế tăng 64.8%. Đây là những dịch vụ không thể thay thế, không thể mặc cả và tất cả mọi người chỉ còn một cách là… chịu đựng. Cũng theo lời ông Vũ Thành Tự Anh thì có thể khống chế được lạm phát, kiểm soát tình trạng vật giá phi mã nếu… muốn làm.
Làm sao khống chế được lạm phát, kiểm soát tình trạng vật giá phi mã khi giá điện tăng như đã kể?
Làm sao giá điện không tăng khi EVN phát triển hàng loạt nhà máy đốt than để phát điện và bây giờ, giá than trên thị trường thế giới tăng gấp đôi?
Làm sao giá điện không tăng khi chính phủ Việt Nam chỉ đạo EVN phải mua than của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) để giữ cho bằng được một “anh cả” của “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” dù giá bán than của TKV mắc hơn cả than nhập cảng?
Làm sao giá điện không tăng khi đầu tháng 10, Bộ Công Thương đột ngột ra lệnh ngưng mua điện từ thị trường phát điện cạnh tranh (hình thành năm 2012 nhằm phá vỡ tình trạng độc quyền về nguồn điện, khuyến khích doanh nghiệp ngoại quốc, doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào sản xuất điện, buộc EVN phải mua điện của những nhà máy điện báo giá thấp nhất), chuyển qua mua điện của các nhà máy phát điện bằng khí đốt dù giá điện mà các nhà máy này của một số “anh cả” bán cao ngất ngưởng?
(*) Tựa nguyên thủy của tác giả
Đây là cách chính phủ vn lấy 500 tấn vàng từ trong dân chúng.
Chuẩn rồi, và về vàng, nhà nước độc quyền kinh doanh, thế là nắm hết vàng, dân hết thở…
Vay la khi nha nuoc kinh danh lo thi phai bat dan den e co ra ma bu lo ah,?xu so thieng duong co khac
Buổi xế chiều, siêu cao thuế nặng… Hết chùa thì lùa dân… Dân ta đã nói từ bao đời nay.
Trở lại thời kỳ phong kiến thôi
Không hiểu trình độ học vấn của các vị bề trên này ra sao nữa…?
ngành điện còn độc quyền chắc chắn là còn nhiều thứ thối nát và bất hợp lý trong đó, giống như sự thối nát của đảng cộng sản hiện nay
Cho tụi bây chết me hết cái tội ngu
Luong ko tang.mà cứ họp hành tănh đủ thứ
Co cai thu gi nha nước dau tu ma kg lo dau! Co mot cai la doi la giam đoc ct thi cu giau ra!?
từ độc tài ,độc quyền coi dân bằng ĐỘC NHÃN .
Dmcs
Một mình một chợ ! Muốn hét bao nhiêu thì tùy chúng nó mà ! Khốn kiếp !
Tất cả tăng thì dân chết có sao đâu. Lợi ích nhóm nhưng dân là khổ
Ngày xưa một cổ đôi tròng. Giờ trong cộng sản thì trong mấy lần
dm khốn nạn
Nhớ có thằng ngáo đá làm to lắm nói điện tăng có lợi cho dân ! Haiiiza
Giá điện tăng không hiểu lý do sao lại tăng, việc kinh doanh vẫn có lãi có lẽ ngành điện muốn làm giàu trên triệu phú, không những làm giàu cho lãnh đạo ngành, cho nhân viên mà cho nhiều người khác trong nhóm chỉ khổ người dùng thôi ông độc quyền ơi!
Không biết bọn 3 củ nghĩ gì khi sang năm điện, thuế, nước, xăng tăng đủ thứ mà lương tụi nó không tăng.
Thời đại công nghiệp hóa, từ cây tăm xỉa răng cũng liên quan tới điện. Sao lại nói không ảnh hưởng đến dân nghèo. Nếu chỉ dùng điện để thắp sáng, xem tivi thì người nghèo chẳng tốn bao nhiêu. Khổ nỗi dù dân nghèo hoặc vô gia cư thì ai cũng phải ăn ngày 3 bữa và các sh tối thiểu của một con người. Thử hỏi tất cả mọi thứ có cái gì không liên quan đến điện đâu. Để ngành điện độc quyền mong đem lợi ích thiết thực cho dân chứ đâu phải độc quyền rồi muốn tính kiểu kinh doanh có lãi như các đơn vị kinh tế. Mong sao chính phủ có quyết sách đúng đắn với ngành điện