Thế hệ của những nô lệ

Thế hệ nô lệ? (Ảnh minh họa - CTM Media)
Thế hệ nô lệ? (Ảnh minh họa - CTM Media)
- Quảng Cáo -

Nhật PhongFacebook Anh Chi |

… Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích – Có kẻ tưởng mình là ông chủ, mà thật ra còn nô lệ hơn cả tôi tớ của họ… (Jean Jacques Rousseau, Du Contrat social, 1962)

Cái quì gối hôm nay

Cái quì gối của một anh chàng sinh viên học viện ngoại giao Việt Nam trong buổi nói chuyện với Jack Ma, giữa một hội trường hàng ngàn sinh viên, khách mời và những người hâm mộ vị tỷ phú Trung Quốc này có lẽ làm cho nhiều người còn lại chút ít tinh thần dân tộc và tự trọng phải nóng mặt, xấu hổ.

Hành động quì lạy Jack Ma của một thanh niên khiến cả khán phòng náo loạn vào chiều ngày 6/11/2017. Ảnh: Kul News
Hành động quì lạy Jack Ma của một thanh niên khiến cả khán phòng náo loạn vào chiều ngày 6/11/2017 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội. Ảnh: Kul News

Thực ra, những hình ảnh tương tự như thế khá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam. Hàng chục ngàn nam thanh nữ tú đã điên loạn trong cơn say cuồng những thần tượng Kpop của Hàn Quốc, rất nhiều trong số đó sẵn sàng hôn ghế ngồi, gào khóc thảm thiết vì không được chạm vào những thần tượng của họ. Những hình ảnh không thể dùng một từ ngữ nào diễn tả hết sự rồ dại của đám đông đang bị chi phối bởi những qui luật bản năng và bầy đàn nhất.

- Quảng Cáo -

Về mặt tâm lý học, đó là những trạng thái có cùng một não trạng tương tự nhau. Chứng sùng bái cá nhân thái quá này thường thấy ở những xã hội thần quyền, những thể chế chuyên chính độc tài, quân chủ hay những xã hội có môi trường truyền thông lệch lạc và hệ thống giáo dục sai lỗi cho ra những “sản phẩm” thiếu sự tiết chế, lòng tự trọng, khả năng tư duy biện chứng, cũng như các giá trị về nhân bản.

Những ngôi sao ca nhạc, bóng đá, những doanh nhân thành đạt, người mẫu xinh đẹp… và đương nhiên, tất cả họ – những thần tượng của giới trẻ – đều rất giàu có hoặc có vẻ như vậy, thường có sức hút mãnh liệt với giới trẻ Việt Nam. “Thần tượng” trở thành những quan tâm hàng đầu, “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống phần lớn thanh niên một đất nước mà sự giàu có về vật chất là “chuẩn mực” quan trọng nhất.

Một sự thực có thể làm cho các nhà lãnh đạo VN – những gương mặt có tần suất hiện diện dày đặc trên mọi phương tiện truyền thông thường ngày – sẽ ghen tị vô cùng khi biết rằng họ chẳng giành được sự quan tâm của công chúng bằng một phần nhỏ vòng mông cô người mẫu Ngọc Trinh, siêu xe của Cường đôla hay sự giàu có của nhà tỷ phú Trung Quốc Jack Ma ngày hôm nay. Cứ nhìn khán phòng ba ngàn chỗ ngồi chật cứng người ở trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình thì biết, những tấm vé để được nghe buổi nói chuyện của ông chủ “Alibaba và bốn mươi tên cướp” này có giá hàng triệu đồng ở thị trường chợ đen đã cháy hàng trước đó từ lâu. Và cũng chắc chắn một điều, nếu như ông Nguyễn Phú Trọng đến nói chuyện ở một trường đại học nào đó về “đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ không có sinh viên nào ra quì lạy ông trong khi miệng hô “chúng ta là Phú Trọng, chúng ta yêu Phú Trọng” cả. Không tin thì cứ thử thì biết.

Dù thiên hạ xôn xao và những “nhà đạo đức” thì xấu hổ vì cái quì lạy của anh sinh viên nọ, gạch đá trên mạng xã hội chắc đủ xây mồ mả ba đời nhà anh ta nhưng tôi thấy ít nhất, anh ta đã biểu lộ chân thật thứ tình cảm “ái mộ thần tượng” xuất phát từ não trạng của mình. Việc quì lạy của anh thanh niên nọ trước sự chứng kiến cả ngàn người trong khán phòng lúc đó và hàng chục triệu người trên các mạng xã hội hẳn là một việc làm ít ai dám thể hiện. Anh ta đã chuẩn bị rất kỹ cho buổi gặp mặt với những lá thư và đề nghị hợp tác viết bằng 2 thứ tiếng công phu. Anh ta biết rõ anh ta làm cái gì và để làm gì. Suy cho cùng thì anh chàng đó không ăn cắp, ăn cướp hoặc phạm pháp điều gì ngoài việc mang lại cảm giác hổ thẹn cho những người còn lòng tự tôn dân tộc. Tin tôi đi, đó là thiểu số.

Cái quì gối ngày hôm qua

Thực ra, việc quì lạy này xuất phát từ những qui ước về nghi thức xã hội thể hiện một sự tôn kính đặc biệt, thần phục hoàn toàn trước những to tem tôn giáo, những biểu tượng quyền uy của các bậc vua chúa hay vong linh của tổ tiên. Đối với người Việt, ảnh hưởng khá hỗn tạp của những luồng văn hóa tín ngưỡng của Trung Quốc, Ấn Độ, Champa, những tín ngưỡng bản địa và tư tưởng Nho giáo của Khổng tử… hòa trộn với nhau làm cho người Việt với sự dễ dãi sẵn có trong việc tìm hiểu cội nguồn hay lịch sử của những tín ngưỡng nơi họ tín thác, cùng với đó là tư tưởng “thần dân” đậm đặc trong tâm hồn, sự thiếu hụt nhận thức về những giá trị của nhân quyền đã làm cho họ dễ dàng chấp nhận thần phục những biểu tượng uy quyền mà theo họ có khả năng ban phát “ơn trên”. Và hàng triệu người dân ở xứ này chẳng phải đang xì xụp khấn vái trước những pho tượng bằng gỗ, đá hay xe xua bợ đỡ trước những “quan phụ mẫu” quyền lực, những “đại gia” lắm tiền nhiều của hầu mong có được chút “lộc rơi, lộc vãi” hay thăng quan tiến chức hay sao?

Khác biệt một chút so với hình ảnh những đám đông dân chúng Bắc Hàn quì gối và khóc lóc thảm thiết trước cha con nhà họ Kim để thể hiện lòng trung thành và tôn kính (hoặc vì sự sợ hãi tột độ và cái dạ dày đói khát), người Việt (hầu như) có thể quì gối trước bất cứ thứ gì từ những to tem tôn giáo mơ hồ, những biểu tượng của Nước, Lửa, Gió, Đất, cây cối, muông thú, những thần linh và cả ma quỉ trong các hệ thống tín ngưỡng chồng chéo qua quá trình giao thoa văn hóa 4.000 năm đến những cá nhân hay thiết chế xã hội độc tài, phi nhân nhất… miễn sao có thể có được chút “ơn trên” để được “vinh thân phì gia” ở cõi thế tục.

Có những cái quì gối mà cả 90 triệu dân Việt khốn nạn và nhục nhã hơn nhiều, mất mát to lớn hơn rất nhiều so với cái quì gối của anh chàng sinh viên nọ. Những cái quì gối mà bách hại muôn kiếp dân đen, đẩy dân tộc vào vòng lầm than, diệt vong. Không biết làm sao tôi lại liên tưởng đến những bức ảnh mà vị “cha già dân tộc Việt Nam” với nụ cười hớn hở, quì gối ngồi dưới chân “Chủ tịch Mao vĩ đại” khi ông ta đang ngồi trên một chiếc ghế mây hay bức ảnh ông tổng bí “Tài nông, Đức cạn” với nụ cười nhe cả hàm răng “chắc khỏe” trong lúc cúi gập người hết mức khi chào mừng ông Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trong chuyến công du Việt Nam hồi năm 1991.

TBT đảng CSVN Nông Đức Mạnh "đón tiếp" Chủ Tịch nước, TBT đảng CS Trung quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: Internet
Người Việt nào chịu được mối nhục này? TBT đảng CSVN Nông Đức Mạnh “đón tiếp” Chủ Tịch nước, TBT đảng CS Trung quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: Internet

Những vị lãnh đạo Việt Nam lúc đó, chắc chắn, đã thể hiện hết sức chân thành thứ tình cảm “ái mộ thần tượng” của mình với trạng thái hạnh phúc lâng lâng xuất phát từ cùng một thứ não trạng giống như anh chàng sinh viên nọ – não trạng của những thần dân nô lệ.

Cái quì gối của ông Hồ trước một “hoàng đế” Mao Trạch Đông quyền uy, đã chấp nhận đưa dân tộc Việt Nam vào một trang sử đen tối mà cho đến ngày hôm nay chúng ta càng ngày càng thấm thía cảnh báo và viễn kiến chính trị thiên tài của một Ngô Đình Nhu mà lịch sử đã dành cho ông cái kết thúc oan nghiệt như chính số phận của dân tộc này?

“… Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ khủng khiếp. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà con đe dọa đến sự tồn vong của Dân tộc…” – Chính đề Việt Nam, Ngô Đình Nhu.

Những tư tưởng Mác Lê, Mao Trạch Đông và những đường lối của Đảng cộng sản Trung Quốc áp đặt vào hệ thống chính trị Việt Nam trước và sau mốc dấu 1975 đã phá hoại đến tận gốc rễ những thứ bản sắc được gọi là văn hóa, nhân phẩm, những nỗ lực cải cách xã hội cũng như để lại những di họa khôn cùng ăn sâu vào não trạng và xương tủy của những thế hệ Việt Nam. Và cái cúi gập người của ông Nông Đức Mạnh trước Hồ Cẩm Đào được cụ thể hóa bằng một “lộ trình nô lệ” có cái tên “4 tốt và 16 chữ vàng”.

Thật đau đớn khi một dân tộc tự hào với 4.000 năm văn hiến nhưng chẳng có nổi một triết gia hay nhà tư tưởng. Cũng có thể đã có một Trần Đức Thảo như một ánh sao băng lẻ loi, lịm tắt nhanh chóng trên bầu trời thời đại đen đặc. Một dân tộc luôn phải vay mượn những tư tưởng, những chủ thuyết mà thế giới đã vứt vào sọt rác lịch sử từ lâu và luôn có những bạo chúa và “hoàng đế cởi truồng” vận lên mình bộ hoàng bào hoang tưởng.

Những thế hệ nô lệ!

Có một sử gia người Pháp tôi không nhớ tên từng nói câu đại ý như thế này “Nếu thung lũng sông Mã, sông Hồng không được trấn giữ bởi một dân tộc anh dũng nhất thế giới thì biên giới của Trung quốc đã là cả Châu Á ngày hôm nay”.

Dân tộc Việt Nam có lẽ là một dân tộc phải chịu đựng một số phận đặc biệt khốc liệt khi Định Mệnh đặt vào một vị thế đối nghịch với một quốc gia, một dân tộc lớn nhất thế giới luôn có tư tưởng bá quyền ăn sâu trong tiềm thức của dân tộc đó – dân tộc Hoa Hạ.

Suốt một tiến trình lịch sử cổ đại, người Hoa Hạ liên miên gây những xung đột và chiến tranh, dần dần đẩy dân tộc Bách Việt cổ xuống phía Nam ra khỏi vùng Trung Nguyên màu mỡ. Cho đến khi những người Bách Việt cổ di trú xuống vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã ngày này. Lịch sử của Việt Nam cũng là lịch sử của những cuộc chiến liên miên, giành giựt nền độc lập với những triều đại Trung Hoa.

Cũng có những giai đoạn đen tối của lịch sử kéo dài cả ngàn năm Bắc thuộc, những giai đoạn nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn, có những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà” nhưng đã có bao nhiêu trang sử giữ nước oai hùng.

“… Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có…”
– trích Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi.

Dân tộc này đã từng có những Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt… hiệt kiệt, uy dũng lẫy lừng, sống mãi cũng non sông. Dân tộc này đã có những trang sử chói lọi và nền văn hiến đầy bản sắc nhân văn. Vậy mà hôm nay, chúng ta chứng kiến cả một thế hệ quì gối và một thể chế nô lệ. Điều gì đã đẩy đất nước này vào bước đường oan nghiệt, đớn hèn đến vậy?

Thế hệ nô lệ? (Ảnh minh họa - CTM Media)
Thế hệ nô lệ? (Ảnh minh họa – CTM Media)

Đã có một lớp người với những lý tưởng ngây thơ và say cuồng những “lý tưởng” về một “thế giới cộng sản đại đồng” về “tình anh em giai cấp vô sản”. Họ tin yêu vô hạn những Mác, Lê, Mao, Stalin, Hồ hơn cả cha mẹ hơn cả bản thân mình. Và những lãnh đạo đất nước này, ngày hôm nay vẫn trong cơn mê đắm ở những giấc mơ “thiên đường xã hội chủ nghĩa” và tình hữu nghị “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”. Những kẻ cơ hội nắm quyền lực sẵn sàng mãi quốc cầu vinh.

Những cái cúi đầu của các nhà lãnh đạo CSVN ngày hôm nay, trong lễ kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng tháng 10 Nga, khi mà cả thế giới và nước Nga đang phải cố gắng lãng quên thứ chủ thuyết đầy hận thù và dối trá này, đã cho thấy sự mê muội đến cùng cực một thể chế lạc điệu quá xa so với thế giới văn minh. Và đó chính là câu trả lời vì sao mà lòng tự tôn dân tộc đã không còn và những thế hệ sẵn sàng quì gối nô lệ.

Nhiều người lầm tưởng rằng ở một “thế giới phẳng” giữa thế kỷ 21 sẽ khó có thể xảy ra những cuộc chiến tranh làm thay đổi đường biên giới. Nhưng lịch sử là một vòng tròn và người Nga có một câu châm ngôn rất hài hước “Bài học duy nhất của lịch sử là nó chẳng dạy cho ta biết điều gì”.

Thế giới cũng đã thay đổi rất nhiều và cuộc chiến ngày hôm nay có thể rất khác, không phải đầu rơi máu chảy nhưng nó từ từ chuyển biến những giá trị ẩn sâu cốt lõi của một dân tộc từng bước một.

Đó là cuộc xâm lấn về tư tưởng, tôn giáo,văn hóa, kinh tế và sự trộn lẫn lịch sử theo chủ đích chính trị của những kẻ cầm quyền. Đến một ngày không xa chính bản thân chúng ta không nhận ra cội nguồn của mình thì lúc đó quá trình vong nô đã hoàn tất. Khi đó, có lẽ, dấu tích về một dân tộc Việt có lịch sử oai hùng ở thung lũng sông Hồng, sông Mã một ngày nào đó đã trở thành huyền sử bi tráng, đắng cay?.

“Những viễn ảnh nô lệ khủng khiếp” đó chẳng phải chính từ những cái cúi đầu của những kẻ cầm quyền hôm qua và cái quì gối của những thanh niên Việt ngày hôm nay hay sao?

9/11/2017

- Quảng Cáo -

8 CÁC GÓP Ý

  1. Bài viết rất hay ! Thanh niên Việt nam hãy đọc , hãy tự suy gẫm về lòng tự trọng , tự tôn dân tộc của bản thân mình trước tổ tiên ngày hôm qua và đất nước ngày hôm nay .

  2. Giới trẻ đã mất hoàn toàn hướng đi và cả sự tự tin. Jack Ma có là tỉ phú đi nữa thì so what. I don’t give a fuck. Hắn chẳng làm cái khỉ gì giúp cho người dân Việt, và ngay cả bản thân anh bạn trẻ này, hắn chẳng cho bạn một penny… Alibaba vào Việt nam hứa hẹn chẳng điều gì tốt lành. Rồi sẽ có một số lớn doanh nghiệp lao đao vì nó. Đồ bán thì thật giả lẫn lộn. Đúng bản chất cướp bóc lấy thịt đè người cùng dã tâm không giới hạn của tàu chó. Jack Ma có những câu dạy con rất có ý nghĩa, nhưng sùng bái hắn kiểu này. .. thì hơi quá tục.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here