Chưa đọc “công trình sử học” của bộ “Lịch sử Việt Nam” do Trần Đức Cường chủ biên nên không thể nói nhiều về nó nhưng qua những gì báo chí nhắc đến, dường như có rất nhiều vấn đề lịch sử gây thắc mắc dai dẳng chưa thấy được đề cập. Cái mà “bọn phản động” gọi “Công hàm bán nước 1958” là gì, nó được ký trong hoàn cảnh nào và ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc đàm phán và đồng ý để Phạm Văn Đồng ký. Cá nhân Phạm Văn Đồng dĩ nhiên không thể tự quyết. Thực chất Công hàm này có “bán nước” như cách nghĩ phổ biến hay không. Hà Nội được gì hoặc mất gì khi ký Công hàm này. Còn vô số bí mật chính trường giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn trước lẫn sau 1945, không biết các “soạn giả” viết như thế nào. Độc giả có thể tự hỏi rằng, nếu xem việc viết sử là minh định sự thật lịch sử bằng nhãn quan của sự thật và chỉ sự thật mà thôi thì bộ sử này có bao nhiêu phần trăm sự thật được phép viết ra và bao nhiêu phần trăm dối trá được quyền tiếp tục che đậy.
Bài liên quan:
- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng Hòa?
- Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, rồi sao nữa?
Lịch sử đảng có phải là lịch sử của sự thật và chỉ duy nhất sự thật, hay là “lịch sử” của những giai thoại được thêu dệt như những câu chuyện cổ tích dân gian với dữ liệu và sự kiện không bao giờ có thể kiểm chứng? Trong các quyển sử thế giới viết về Hồ Chí Minh, không thấy quyển nào kể lại những chi tiết “thú vị” và “sống động” chẳng hạn Hồ tự sưởi ấm bằng những viên gạch hay việc ông ta có thể nói gần 30 thứ tiếng.
Lịch sử không phải là truyện cười. Lịch sử cần được viết nghiêm túc và không bằng “chất liệu” của giai thoại. Khi thiếu chứng cứ để thuyết phục niềm tin, lịch sử trở thành những pho sách lố bịch thậm chí ít giá trị hơn cả tiểu thuyết hư cấu. Cho dù được viết bằng nhãn quan nào, ít nhất, lịch sử cũng cần phải có phẩm giá của nó.
Nguồn: Fb. Mạnh Kim
Leave a Comment