Tại sao dư luận ở Pháp cho rằng cuộc bầu cử 2017 là sự “đánh cược “giữa may và rủi?
Cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội vòng 2 đã đưa 308 lính mới/577 dân biểu vào Quốc hội, độ tuổi trung bình là 48, có gần 40% là nữ. Đại đa số các tân dân biểu này xuất thân từ xã hội dân sự, chưa có kinh nghiệm chính trường nhưng đã hoạt động trong các lĩnh vực tư nhân thuộc nhiều ngành nghề, từ kinh doanh, thể thao, đến luật sư, y khoa, chủ doanh nghiệp. Rất nhiều người có bằng cấp cao, tốt nghiệp từ những “trường lớn “(Grande Ecole) như trường cao học kinh tế và thương mại (ESSEC). Một số khá đông là cán bộ quản lý trong khu vực tư nhân. RFI bình luận Quốc hội của Pháp lần này mang một khuôn mặt mới, có tính đại diện rộng hơn so với các khóa trước nhưng tiếc rằng có ít dân biểu từ công nhân, nông dân và người làm công ăn lương. Với thành phần như vậy, chính phủ sắp tới có khả năng biến đổi thành một chính phủ kỹ trị.
Do Quốc hội có nhiều “lính mới “nên trong dư luận ở Pháp đã có câu hỏi “Với những dân biểu trẻ, chưa có kinh nghiệm thì làm sao điều hành đất nước?”. Một giáo sư của Trường Kỹ sư École Centrale de Lyon là một cử tri có nhiều kinh nghiệm đã giải thích: “Người Pháp muốn đổi mới nền chính trị. Nay có thế hệ trẻ gánh vác việc nước là cơ may để nước Pháp thoát ra khỏi sự trì trệ. Đặt câu hỏi như vậy cũng giống như suy nghĩ luẩn quẩn của một ông chủ đòi hỏi một kỹ sư mới tốt nghiệp đi kiếm việc làm phải có kinh nghiệm. Chưa cho người ta làm thì làm sao người ta có kinh nghiệm. Phải cho người ta làm để người ta học trong thực tế mới có kinh nghiệm. Nhiều kỹ nghệ gia đã thành công bằng cách đó”.
Quốc hội khóa mới của Pháp đã khai mạc ngày 27/6/2017 và sau đó số dân biểu là tân binh đã được tập huấn 2 ngày về “nghiệp vụ dân biểu “ngay tại trụ sở Quốc hội.
Nếu sự đánh cược gặp rủi ro thì sao?
Đây cũng là một câu hỏi trong dư luận Pháp. Theo RFI thì đã có những cái chốt để hạn chế rủi ro. Sau cuộc bầu cử Quốc hội vòng 1 vào ngày 11/6/2017, cử tri Pháp đã đoán trước đảng của Tổng thống Macron chắc chắn sẽ giành được đa số ghế trong Quốc hội. Một số tờ báo như báo Le Monde đã có chủ đề vận động cho cuộc bầu cử vòng 2, đồng thời cảnh báo về nguy cơ bá quyền của đảng này trong Quốc hội. Le Monde viết:
“Cuộc bầu cử Quốc hội lần này có nguy cơ đào sâu thêm sự thiếu hụt trong nền chính trị Pháp là thiếu tính đại diện của các tiếng nói đối lập. Nếu đảng của Tổng thống có đa số áp đảo trong Quốc hội thì liệu những tiếng nói đối lập có được tranh luận thực sự trong Quốc hội hay phải ở những cuộc biểu tình tuần hành”. Nhà phân tích chính trị Jérôme Fourquet thì cho rằng “Người Pháp không dễ tôn thờ một thần tượng nào. Người ta đang chờ xem diễn tiến của các cuộc đàm phán giữa Chính phủ và Công đoàn sắp tới”.
Hơn nữa, Đảng Cộng hòa thuộc phái hữu là phía đối lập với đảng của Tổng thống vẫn còn 113 ghế, chiếm 19,6% số ghế trong Quốc hội, có tiếng nói không nhỏ trong Quốc hội. Giới bình luận chính trị ở Pháp cho rằng nữ ứng cử viên Le Pen đã chẩn đoán đúng căn bệnh của nền chính trị Pháp nhưng vì bốc thuốc sai nên đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống. Chính Macron, trong bài diễn văn đầu tiên vào ngày 8/5/2017, sau khi đắc cử Tổng thống, đã công nhận những căn bệnh của nước Pháp mà Le Pen đã chẩn đoán là đúng và ông đã thăm hỏi Le Pen là đối thủ của mình, với phong cách cộng hòa. Vậy thì ông Macron không thể không lắng nghe và đáp ứng những lo âu của cử tri phái hữu trong Quốc hội.
Còn Marie Lebec, một dân biểu thuộc đảng của phong trào trung dung thì giải thích: “Nước Pháp đã có bản Hiến pháp bảo đảm cho nền tự do dân chủ. Nếu có ai đó tự cho mình là tài giỏi như thánh sống thì đến hạn bầu cử cũng phải nghe người dân phán xét và họ sẽ bằng lá phiếu của mình, quyết định có tiếp tục tín nhiệm nữa hay không. Đó là cái cốt lõi của nền tự do dân chủ của nước Pháp”.
Có lẽ tất cả các nền tự do dân chủ đều có cái chốt hãm sự rủi ro. Trong tạp chí Nghiên cứu Quốc tế 11/5/2017, nhà bình luận chính trị Mỹ Josept S. Nye viết: “Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử 2016 đã chỉ ra một vấn đề có thật ở nước Mỹ là bất bình đẳng xã hội đang gia tăng. Nhưng không nên đánh giá thấp thể chế chính trị của Mỹ. Khi thiết kế Hiến pháp, các nhà lập quốc Mỹ đã hạn chế quyền lực chính trị bằng một hệ thống kiểm soát và cân bằng khiến quyền lực khó có thể bị lạm dụng và điều đó phục vụ cho sự tự do. Cho đến nay, các tòa án, Quốc hội và các tiểu bang ở Mỹ đã và đang thực hiện sự kiểm soát và đối trọng với chính quyền. Các công chức thường trực trong các cơ quan hành pháp cũng góp phần vào kiểm soát nó”.
Nước Pháp tổ chức bầu cử Tổng thống và Quốc hội 2017 như thế nào?
Từ nước Pháp, ông Trần Thu Dung thuật lại về khu vực bỏ phiếu như sau: Để bảo đảm tính khách quan của cuộc bầu cử, các trường học công và các Tòa Thị chính (tương tự các trụ sở UBND thành phố, thị trấn … của Việt Nam) được dùng làm những địa điểm để tổ chức bầu cử. Có 13 đảng tham gia tranh cử.
Bầu cử Quốc hội diễn ra theo thể thức bầu cử phổ thông đầu phiếu đơn danh và 2 vòng. Tòa Thị chính và các đảng cử người của họ tham gia ban kiểm phiếu. Tòa Thị chính trộn lẫn danh sách ban kiểm phiếu của các đảng cử đến và sắp xếp ngẫu nhiên để bảo đảm tính khách quan. Có nhiều phòng bỏ phiếu để cử tri khỏi phải chờ đợi lâu. Mỗi nơi chỉ có từ 4 đến 6 người điều hành chứ không cần có cả 13 thành viên của 13 đảng cùng có mặt. Vào 7 giờ 45 phút sáng ngày bầu cử, ban kiểm phiếu có mặt để chứng kiến Chủ tịch phòng phiếu cắt niêm phong máy và cắt niêm phong hộp bỏ phiếu, sau đó giao chìa khóa cho các thành viên có mặt. Sau khi chạy thử máy, in ra phiếu, ban kiểm phiếu ký tên xác nhận. Đúng 8 giờ cử tri bắt đầu đến bỏ phiếu. Các đại diện của các đảng và thị trưởng thỉnh thoảng đích thân đến quan sát sự hoạt động của các phòng bỏ phiếu. Ứng cử viên của khu vực cũng đi một vòng để quan sát. Để phòng ngừa kẻ khủng bố, cảnh sát khu vực thỉnh thoảng ngó vào phòng bỏ phiếu (chứ không vào) để quan sát sự an toàn. Có những cử tri đứng rất lâu đọc bảng quảng cáo các ứng cử viên. Có cử tri chưa được làm quen với cách bỏ phiếu bằng máy vi tính. Nhưng tất cả đều được chỉ dẫn ở ngoài phòng bỏ phiếu, nếu cần. Nhằm tránh sự cưỡng ép cử tri, không ai trong ban kiểm phiếu được phép đứng sau cử tri để chỉ dẫn. Chiếc máy mang tên cử tri được che kín cả 3 phía. Không ai được bỏ phiếu thay cho người tàn tật hay người khiếm thính. Mọi ủy quyền bầu cử phải làm giấy tờ tại cơ quan cảnh sát. Bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện được tham gia bầu cử bằng cách ủy quyền. Họ phải ký tên vào giấy ủy quyền để bệnh viện gửi giấy đó cho cơ quan cảnh sát. Cơ quan cảnh sát cử người đến bệnh viện điều tra xác nhận để tránh gian lận bầu cử. Các loại giấy tùy thân có ảnh và ghi rõ ngày sinh, do nhà nước cấp như thẻ căn cước, hộ chiếu, bằng lái xe… đều được dùng để tạo thuận lợi cho cử tri tham gia bỏ phiếu. Mỗi người bầu xong đều phải ký tên vào sổ. Khi đóng hòm phiếu, ban kiểm phiếu tiếp tục làm việc. Số phiếu trong máy phải bằng với tổng số chữ ký của cử tri đã ký trong sổ. Kết quả bầu cử phải được in ra. Chủ tịch phòng phiếu đọc, công bố công khai rồi các thành viên trong ban kiểm phiếu ký vào. Mỗi người trong ban kiểm phiếu được giữ một bản để dùng khi cần thiết cho việc điều tra.
Vậy bầu cử ở Pháp khác bầu cử ở Việt Nam chỗ nào?
Viết đến đây có bạn hỏi tôi “Vậy cách tổ chức bầu cử ở Pháp có khác cách tổ chức bầu cử ở Việt Nam không và nếu khác thì khác ở chỗ nào?”. Xin thưa là có đấy. Trong khi ở Việt Nam còn tranh luận xem Quốc hội đang thật sự đại diện cho ai thì ở Pháp cử tri là người có quyền quyết định thành phần Quốc hội bằng lá phiếu của họ, để chính họ quyết định vận mệnh của quốc gia, trong đó có vận mệnh của họ.
Lẽ dĩ nhiên muốn có cái quyền giống như cử tri Pháp thì trước hết phải hiểu trách nhiệm chính trị của công dân (chứ không phải thần dân) như người Pháp và có những quyền tự do như người Pháp mà nền Cộng hòa đã đem lại cho họ, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do xuất bản, tự do cư trú, tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài. Thực ra những quyền tự do này đã được ghi trong Điều 10 Hiến pháp của nước VNDCCH năm 1946 nhưng cho mãi đến bây giờ chưa được Quốc hội CHXHCNVN đưa vào luật.
Thằng ngu ko não chống đối gì nta nêu lên thực tại xã hội mà sủa um sùm
@Thành Duy, Làm người phải biết vươn lên chứ. Tác giả bài viết nêu lên kinh nghiệm của người Pháp để chúng ta nhìn vào và vươn lên.
Đừng tiếp tục luận điệu ru ngủ người khác bạn ạ. Phải vươn lên cho đời lên hương như người ta chứ sao lại bảo hãy bằng lòng với cái số phận hẩm hiu hiện tại?
Người dân pháp bầu tổng thống mà chỉ có hơn 40% người tham gia thì hiểu họ đã chán ngán và thất vọng thế nào về xã hội đất nước họ rồi.đừng mang ra làm mục tiêu cho Việt Nam phấn đấu.Việt Nam trên một bước rồi
Vn đi bầu 100%, bệnh nhân tâm thần cũng được bầu. Hài vãi.
Ta lại vào đây ta chửi nhau
Chửi lũ phản động phải chửi đau
Chửi cho chúng chừa thói xuyên tạc
Ra đường chỉ biết cắn đằng sau
Này lũ phản động tao ở đây
Mấy trăm ngàn đứa cứ bủa vây
Bố chấp chúng mày nha lũ chó
Cắn vào bố đi rồi sẽ hay
Xã hội phương Tây luôn là XH do dân làm chủ thực sự , dân tự do bỏ phiếu bầu , lựa chọn người có tài , có tâm , có tầm , nhìn xa trông rộng đại diện cho mình quyết định vận mệnh đất nước , dân tộc , KT , XH , đối nội , đối ngoại , mọi lãnh vực.v.v… ngoài ra đôi khi có những v/d đặc biệt quan trọng phải trưng cầu ý kiến toàn dân . Đây là hình thức thể chế tam quyền phân lập , tự do dân chủ có Tổng Thống dân cử lãnh đạo giống thể chế toàn quốc gia trên thế giới như Mỹ , Pháp , Anh , Đức , Nga , Hàn quốc , Nhật , Thái Lan , Campuchia , Indo , Ấn trừ 3 nước CS độc đảng , tự đưa lên , tự phong như VN, TQ , Bắc Hàn , đảng CS tự xưng giống như Hồi Giáo Cực Đoan Isis
(Tiếp theo ) Thể chế tự do tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp , tư pháp ) 3 cơ quan kiểm soát nhau nên ít có ( khg có) tham nhũng rất bình yên thể chế này khg bao giờ có độc tài đều do dân quyết định thông qua vị đại diện cho mình ( dân biểu ở Hạ nghị viện , Thượng nghị sỉ ở Thượng nghị viện ) Tổng Thống ( Hành Pháp ) Tư pháp ( Tòa Án ) . Đây là thể chế dân chủ ở Pháp v.v…
…………:………..