Vì sao ông Đinh La Thăng sớm giương cờ trắng?

Nguyễn Anh Tuấn Blog - RFA

- Quảng Cáo -

Ngay trước thềm Hội nghị TƯ 5 nhiều thông tin cho rằng Đinh La Thăng đã chủ động xin rút khỏi Bộ Chính trị cũng như chức vụ Bí thư TP.HCM.

Những người từng hi vọng rằng Đinh La Thăng sẽ có một pha lách cửa hẹp để thoát nạn như cựu Thủ tướng Dũng cách đây 5 năm hẳn sẽ thất vọng, nhưng có lẽ không nên quá bất ngờ.

Đơn giản là vì sau lần kỷ luật hụt ông Dũng, ông Trọng đã tìm cách khép lại khe cửa đó.

Khe cửa đó là gì?

- Quảng Cáo -

Một chi tiết kĩ thuật trong quy định về kỷ luật đảng.

Thời điểm Bộ Chính trị trình ra BCH Trung ương đề nghị kỷ luật ông Dũng năm 2012, quy định về vấn đề này như sau:

“Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc CÓ KỶ LUẬT HAY KHÔNG KỶ LUẬT. Nếu có quá nửa số phiếu đến mức phải kỷ luật thì bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết các hình thức cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức đó để quyết định.” (Quyết định số 46-QĐ/TW năm 2011 của BCH TƯ)

Ông Dũng đã tận dụng điều khoản này để đánh cú liều thuyết phục BCH Trung ương lần đầu tiên lật ngược lại quyết định của Bộ Chính trị, khiến ông Trọng đã phải rơi lệ ấm ức khi đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương khi đó vì không thể kỷ luật được ‘đồng chí X’.

Sau ĐH 12 tiếp tục vững vàng trên ghế Tổng Bí thư, ông Trọng đã nhanh chóng sửa đổi quy định trên bằng Quy định số 30-QĐ/TW năm 2016, trong đó quyền quyết định CÓ KỶ LUẬT HAY KHÔNG KỶ LUẬT của BCH TƯ đã bị loại bỏ:

“Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định HÌNH THỨC KỶ LUẬT CỤ THỂ. Trường hợp kết quả biểu quyết các hình thức cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức đó để quyết định.” (trích Quy định số 30-QĐ/TW năm 2016)

Nghĩa là Bộ Chính trị nắm quyền quyết định CÓ KỶ LUẬT HAY KHÔNG KỶ LUẬT, còn BCH TƯ sau đó chỉ có quyền quyết định HÌNH THỨC KỶ LUẬT CỤ THỂ.

Khe cửa hẹp đã đóng chặt lại, lại không thể so sánh được về thế lực so với ông Dũng 5 năm trước đây, ông Thăng không còn lựa chọn nào khác là phải thúc thủ, giương cờ trắng đầu hàng và mong chờ sự tha thứ của ông Trọng.

Tóm lại, nói về vận dụng các nguyên tắc tổ chức đảng để tấn công đối thủ chính trị thì ông Thăng chỉ được coi là hạng thiếu niên nhi đồng so với ông Trọng. Mà cũng thật dễ hiểu, một người ở đỉnh cao quyền lực, không bị cuốn đi bởi các vấn đề quản trị quốc gia, mà chỉ tập trung vào những chiêu thức về tổ chức đảng để khống chế đồng chí của mình thì không giỏi mới lạ.

Nhưng cái giỏi đó chỉ là giỏi mưu mẹo, chẳng thấy ích lợi gì cho quốc kế dân sinh.

nguyenanhtuan’s blog

- Quảng Cáo -

6 CÁC GÓP Ý

  1. Đồng chí Tổng Bí thư ơi, sao Ông không lo chuyện làm thế nào để phát triển kinh tế? làm thế nào để dân đỡ nghèo đỡ khổ? làm thế nào để sớm trả hết nợ công? mà suốt thời gian qua ông chỉ lo đấu đá, triệt hạ?
    THẰNG KHỐN TRỌNG!

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here