Ba chọn lựa chiến lược của Việt Nam

Anders Corr, Forbes - Hoàng Thuyên tóm lược

Tàu ngầm Kilo 636 mua từ Nga. Ảnh: Vietnam News Agency/AFP/Getty Images
- Quảng Cáo -

Hành xử của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng được quân sự hóa. Về phần Việt Nam vì không có đồng minh mạnh cho nên yếu hơn so với các nước láng giềng. Trước tình hình an ninh ngày càng kém, Việt Nam có ba chọn lựa chiến lược: 1) tiếp tục chiến lược hiện thời giữ thế quân bình giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga; 2) liên minh với Hoa Kỳ để chống đỡ Trung Quốc; hoặc 3) phát triển khả năng quân sự của Việt Nam, kể cả vũ khí hạt nhân đề phòng.

Hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc, phản ứng chiến lược của Việt Nam, và kết quả từ đó sẽ có những hậu quả lên toàn cầu. Trung Quốc thắng thế sẽ đẩy các quốc gia khác vào thế nhượng bộ và càng làm quân đội Trung Quốc hung hăng hơn. Chính vì lý do này mà các quyết định chiến lược của Việt Nam trong những năm sắp tới là điều mà bất cứ ai chú ý đến chính trị thế giới phải quan tâm.

Mối đe dọa chính của Trung Quốc là nỗ lực chiếm lấy vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam. Việt Nam có lẽ sẽ đối phó với mối đe dọa này vừa bằng cách hòa hoãn và hai cách phòng bị. Tuy nhiên vì tác dụng loại trừ của các chọn lựa chiến lược này, Việt Nam có lẽ chỉ áp dụng một trong ba chiến lược.

Cả ba chiến lược đều có giá phải trả, có rủi ro, và có lẽ sẽ gây ra những thay đổi quan trọng trong nền chính trị và kinh tế của Việt Nam. Quyết định của Việt Nam sẽ tác động sâu sắc đến tình hình nội địa và thế giới trong tương lai gần, bao gồm việc Trung Quốc có củng cố sự hiện diện trong vùng biển của Việt Nam, sự ổn định của tầng lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay, và chiến lược của Trung Quốc đối với các quốc gia khác.

- Quảng Cáo -

Chiến lược hiện thời của Việt Nam giữ thế quân bình giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga là chiến lược phức tạp nhất, nhưng có lẽ ít rủi ro gây ra xung đột về ngoại giao, kinh tế hay quân sự. Việt Nam có lẽ sẽ theo con đường này. Lối này bao gồm các yếu tố không gây khó khăn của cả ba phương thức: tìm cách đàm phán, tài trợ phát triển và giao thương với ai có thể là đồng minh, kể cả Hoa Kỳ và Trung Quốc; gia tăng vừa phải mức độ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ và các đồng minh; và mua thêm vũ khí mới.

Giữ thế quân bình sẽ giảm xác suất xảy ra chiến tranh, nhưng sẽ làm Việt Nam yếu và dễ bị Trung Quốc lấn lướt. Khi mà Trung Quốc gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự tại Châu Á, tầm ảnh hưởng lên Việt Nam sẽ tăng theo. Điểm nhược của Việt Nam sẽ khiến Việt Nam tiếp tục nhượng bộ về chính trị, ngoại giao và kinh tế đối với Trung Quốc trong một hai thập niên tới. Nếu Việt Nam chọn giữ thế quân bình làm chiến lược chính thì Trung Quốc sẽ đòi những việc như kín đáo nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trong vùng chín-gạch, khai thác chung nguồn tài nguyên hải sản và dầu hỏa. Tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc sẽ làm quần chúng Việt Nam bất mãn, gây bất ổn chính trị cho giới lãnh đạo Việt Nam hiện thời.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng Thống Barack Obama tại Nhà Trắng Tháng 7/2015. Ảnh: Pool/Getty Images North Americ
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng Thống Barack Obama tại Nhà Trắng tháng 7/2015. Ảnh: Pool/Getty Images

Chiến lược thứ hai có thể là gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc lên Việt Nam và xoay qua liên minh với Hoa Kỳ và các đồng minh, bao gồm Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi, Úc, Ấn Độ. Cũng trong chiến lược này Việt Nam có thể kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế. Chiến lược đồng minh với Hoa Kỳ sẽ giúp duy trì sự độc lập và chủ quyền của Việt Nam về mặt tài nguyên biển, dầu hỏa và kinh tế đường biển. Nhưng theo thời gian đồng minh mới sẽ có ảnh hưởng chính nó lên Việt Nam, kể cả thúc đẩy dân chủ hóa và tự do ngôn luận.

Cải cách dân chủ có thể dẫn đến các phong trào xã hội đòi hỏi thay đổi hiến pháp, bầu cử tự do. Phe chống đối chiến lược này sẽ lập luận là nó sẽ đưa đến bất ổn chính trị, nội chiến và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế.

Chiến lược thứ ba là phát triển khả năng quân sự của Việt Nam đến một mức mà Trung Quốc khó có thể tấn công. Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm loại kilo của Nga trong những năm qua. Đây là loại tàu ngầm chạy êm, trang bị các hỏa tiễn tấn công vào đất liền có khả năng với tới căn cứ hải quân của Trung Quốc ở đảo Hải Nam hoặc các thành phố ven biển như Thượng Hải. Theo thời gian Việt Nam có thể mua thêm hoặc tự chế các đầu đạn hạt nhân cho các loại hỏa tiễn này.

Chiến lược quân sự này có lẽ ít gây rủi ro sụp đổ cho chế độ. Nhưng sẽ mất nhiều thời giờ, kích động chạy đua vũ trang, và nếu có thêm vũ khí hạt nhân sẽ phải trả giá cao khi bị quốc tế chống đối và bị cấm vận kinh tế.

Tuy có xác suất thấp nhưng việc dùng vũ khí hạt nhân để phòng bị có thể kích Trung Quốc tấn công trước cơ sở hạt nhân của Việt Nam. Cạnh đó Trung Quốc có thể dùng chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” để buộc Việt Nam lùi bước.

Trung Quốc đã chứng minh cho thấy sự liều lĩnh trong những năm qua. Trước thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia phải đối diện với những chọn lựa chiến lược không hay ho gì. Chọn lựa tốt nhất cho giới lãnh đạo và người dân Việt Nam là liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi, Úc và Ấn Độ cùng lúc với việc gia tăng khả năng quân sự.

Bất kể chọn lựa chiến lược nào của Việt Nam, lòng yêu nước cao độ nhất là một chọn lựa chính trị bỏ qua những hệ quả cá nhân. Giới lãnh đạo Việt Nam đang có cơ hội lịch sử đó.

Anders Corr,
29/08/2016

 

- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

  1. chiến lược thứ tư: thay đổi thể chế chính trị. Dẹp hẳn tư tưởng Cộng Sản. liên minh với Hoa Kỳ và các quốc gia cùng mục tiêu xé nước Tàu Cộng thành mảnh vụn.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here