ĐBSCL – Theo báo Thesaigontimes hôm 13 tháng Hai, 2016, dù là quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới và dù Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa quan trọng nhất của cả nước, cuộc sống người nông dân ở đây luôn vất vả và thiếu thốn.
Năm 2015 vừa qua cũng không khá hơn những năm khốn đốn trước đó. Điệp khúc „được mùa rớt giá“ rất bất công đối với nông dân Việt Nam. Cơ chế cho phép thương lái định giá sao cho họ có lãi nhiều nhất vẫn không thay đổi gì cho đến nay.
Người hưởng lợi thực sự đối với vị trí sản xuất gạo thứ hai thế giới là thương lái chứ không phải là nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm.
Với giá lúa hiện tại là 4700 đến 4800/kg, năm trước đó được 5000/kg, nhiều nông dân phải xoay qua trồng nếp, nuôi cá tra, cá trê vàng … và để hy vọng có thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Kim Hải, nông dân ĐBSCL, cho biết ông vẫn chỉ trồng lúa vì xoay qua những mặt hàng khác mà không có đầu ra đàng hoàng thì cũng chết.
Mặt khác, triển vọng cho năm 2016 cũng không có gì sáng sủa hơn vì bị ảnh hưởng nặng bởi thuế chống bán phá giá của Mỹ, nguồn gốc từ đạo luật Farm Bill (Luật Nông trại). Hoa kỳ vốn là thị trường lớn tiêu thụ thủy sản từ Việt Nam.
Con cái gia đình nông dân thường phải lên thành phố, vào các khu công nghiệp làm công nhân. Lương bèo bọt, tiền thưởng ít ỏi khiến họ không thể „ăn“ Tết mà chỉ về sum họp gia đình trong 3 ngày trọng đại nhất năm.
Khi được hỏi, nông dân ĐBSCL có được nhà nước hỗ trợ gì không, ông Nguyễn Ngọc Hải, một nông dân khác nói: “Khi tôi có ý định chuyển đổi sang mô hình nuôi cá trê vàng đồng, tôi có nhờ các ban, ngành liên quan giúp đỡ, nhưng họ nói phải chờ nên thôi, tôi tự làm luôn, chứ nếu đợi họ có khi đến cuối năm cũng chưa xong”.
Đáng lẽ hai giới công nhân và nông dân trong một quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam phải là thành phần hưởng rất nhiều quyền lợi, nhất là khi chính họ mới là người làm ra sản phẩm và búa liềm vẫn hiện hữu trên lá cờ ĐCSVN.
Tui không có tết nè cơm ăn mì gói gấu đỏ hoặc cơm chùa hjhj
Nông dân ĐBSCL không ăn Tết vi chi lo cuop dat cpc