Mới đây phát ngôn viên nhà trắng là ông Josh Earnest họp báo cho hay là trong cuộc hội đàm song phương với ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nhà nước Công hòa Nhân dân, vào ngày 28 tháng 9 sắp tới, Tổng thống Barack Obama sẽ nói cho ông Tập biết rằng Hoa Kỳ rất lo ngại về việc Trung quốc đang bành trướng bá quyền ở biển Đông, biển Hoa Đông bằng sức mạnh quân sự nên yêu cầu ông Tập phải giải quyét sự tranh chấp này trong hòa bình với các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản. Cũng theo người phát ngôn viên này cũng nhắc lại là Hoa Kỳ giữ lập trường trung lập, không đứng về phía nào cả trong việc tranh chấp này, tuy nhiên trưòng hợp quần đảo Senkaku mà Trung quốc gọi là Điếu Ngư hiện đang đặt dưới sự quản lý của Nhật Bản mà giữa Nhật và Mỹ có ký hiệp ước Bảo an với nhau nên Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ nó theo điều 5 của hiệp ưóc này. Chính quyền Obama của Hoa Kỳ phải cảnh giác trước việc Trung quốc luôn xâm phạm lãnh hải của Nhật, tự ý thiết lập hệ thống nhận dạng phòng không ở vùng biển Hoa đông và tự ý khai thác khí đốt thiên nhiên dưới đáy biển này. Chuyện Trung quốc xây một số đảo nhân tảo ở quần đảo Spratly (Trường Sa) để biến nó thành các căn cứ quân sự là một điều lo ngại của Hoa Kỳ.. Ngoài chuyện biển Đông, biển Hoa đông, vấn đề đàn áp các luật sư Trung quốc bảo vệ nhân quyền, tin tặc (hackers) Trung quốc, chuyện Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ… cũng sẽ được Tổng thống Obama đưa ra trong cuộc hội đàm. Phát ngôn viên Josh Earnest cho biết thêm là bà Rice, Cố vấn An ninh cho Tổng thống Obama đã sang Bắc Kinh để trực tiếp thông báo cho ông Tập Cận Bình biết về nội dung mà phía Hoa Kỳ sẽ đưa ra bàn thảo trong cuộc hội đàm song phương sắp tới với Trung quốc.
Bộ Ngoại giao Trung quốc cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình đã trả lời cho bà Rice biết là Trung quốc luôn tôn trong những quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ nên yêu cầu Washington cũng phải tôn trọng như thế đối với Trung quốc. Những chuyện mà Tổng thống Obama dự định đưa ra trong cuộc hội đàm sắp tới với Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không có lợi gì trong việc thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước.
Theo các nhà ngoại giao ở Washington DC thì nếu nghe những gì mà phát ngôn viên nhà trắng vừa trình bày ở trên thì người ta cho rằng đã đến lúc Tổng thống Obama phải nói thẳng cho lãnh đạo Bắc Kinh biết vì không còn nhẫn nại thêm được nữa trước những hành động gần đây của Trung quốc. Nhưng theo Nghị sĩ Marco Antonio Rubio, một ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng Hòa vào năm tới, thì đây chỉ là một trong những chiến lược tranh cử Tổng thống vào năm 2016 mà ông Obama đưa ra hầu dànhh lợi thé cho đảng Dân chủ mà thôi chứ ngăn chận sự bá quyền của Trung quốc ở biển Đông, biển Hoa đông theo kiểu Obama thì ngoại trừ những lời chỉ trích chẳng làm gì được Bắc Kinh. Cứ nhìn vào sự bất nhất trong chiến lược xoay trục sang Á châu-Thái Bình dương của ông Obama là rõ. Theo Nghị sĩ Marco thì càng đối thoại với lãnh đạo Cộng sản Trung quốc càng làm tăng khoảng cách khác biệt giữa hai nước mà thôi, chỉ có lãnh đạo nào của Trung quốc có tinh thần dân chủ mới có tư cách bước đi trên tấm thảm đỏ của Hoa Kỳ trải ra.
Chính phủ Nhật cũng như Philippines đều đánh giá cao thái độ tích cực của Tổng thống Obama khi quyết định đưa vấn đề biển Đông và biển Hoa đông ra trong cuộc hội đàm sắp tới vớo ông Tập Cận Bình, còn nhà cầm quyền Hà Nội vẫn im tiếng. Trung tuần tháng 9 này, ông Nguyễn Phú Trọng, nhân vật số một của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đến Nhật và chắc chắn Thủ tướng Abe sẽ yêu cầu ông Trọng hai việc chính, thứ nhất là ủng hộ việc Nhật thay đổi điều 9 hiến pháp hay ít ra là không phản đối và thứ hai là tán thành việc Tổng thống Obama đem các vấn đề như vừa nói ở trên ra thảo luận với ông Tập Cận Bình. Nếu muốn thoát Trung thì hai chuyện này rất dễ dàng, nhưng đối với ông Trọng là cả một vấn đề khó khăn.