Ngày 29 tháng Bảy năm 2014, WikiLeaks công bố một lệnh kiểm duyệt của Úc liên quan đến vụ hối lộ nhiều triệu đô-la dính líu đến vụ hối lộ tiền Polymer, trong đó nêu rõ tên tuổi của một số vị lãnh đạo của Indonesia, Malaysia và Việt Nam, riêng tại VN họ nêu đích danh Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy, Nông Đức Mạnh.
Lấy lý do “bí mật quốc gia” tòa án Melbourne, Úc đã ra lệnh cấm công bố mọi liên quan đến vụ tham nhũng cấp quốc gia này để tránh những thiệt hại cho Úc trên mặt bang giao quốc tế. Lệnh bịt miệng đã che giấu một cách hiệu quả toàn bộ vụ án hối lộ cấp cao ở Úc cũng như trong khu vực. Ông Julian Assange, người xuất bản WikiLeaks nhận xét: “Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Phản ứng trước vụ này, Bộ Ngoại giao đã nhanh chóng mời Đại sứ Australia tại Hà Nội lên trao công hàm phản đối Toà án Tối cao bang Victoria ban hành lệnh kiểm duyệt. Công hàm nêu rõ: “Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân Lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh Lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật”.
Lệnh cấm này đáng lẽ là điều đáng mừng cho Lãnh đạo Hà Nội để hủ mắm ở Ba Đình không bị khui ra, nhưng Wikileaks đã lỡ xì ra, khiến cho Hà Nội sợ mất mặt với quốc tế, sợ dân thấy được sự thật ở đâu nên đã vội vàng lên tiếng cứ như là mình trong sạch lắm, hành động này đã khiến cho một vài dư luận trên mạng ví đây là hành động “cả vú lắp miệng em” hay tệ hơn họ gọi đảng CSVN là “gái đỉ già mồm”.
Hiện tượng phản ứng nhanh nhẹn đặc biệt này của bộ Ngoại Giao, làm nhiều người thấy bức xúc hơn nữa về thái độ chậm chạp của đảng CS trước những gây hấn của TQ trên biển đông.
Facebooker JB Nguyễn Hữu Vinh: Ồ, cái này thì làm nhanh nhỉ? Còn cái tin báo Tàu về Hội nghị Thành Đô, về dàn khoan thì sao lâu thế nhỉ?
Facebooker Binhkhanh Nguyen: Chưa bao giờ thấy Bộ Ngoại Giao VN triệu hồi Đại Sứ Trung Cộng tới phản đối nhất là vụ Giàn Khoan HD 981. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN có thể giải thích cho Nhân Dân biết được không?
Nhân đây, nhiều FBker cũng đã gởi lên mạng những tấm hình nhầu nát, lem luốc của tiền Việt Nam, than phiền về chất lượng kém của nó để chứng minh sự rút ruột của dự án tiền Polymer tệ hại đến dường nào.
Báo Đất Việt: “Thực tế, những tờ tiền polymer mệnh giá nhỏ như 10.000, 20.000 đồng bị nhòe mực, mất chữ, sờn màu hay nhăn nheo vì những nếp gấp ngày càng xuất hiện nhiều. Có những tờ tiền phần mực in bị mất hẳn 1, 2 chữ số 0 nơi dãy số ghi mệnh giá, hay các chữ in trên bề mặt tiền bị nhòe không đọc được, dấu vết những đường gấp gồ lên và bạc màu, chằng chịt như vết chỉ trên lòng bàn tay… Hiện không ít điểm bán hàng ở ngoài chợ hay các cửa hàng tạp hóa, thậm chí một vài siêu thị nhỏ cũng bắt đầu từ chối nhận những tờ tiền polymer “xuống sắc”.