Người dân cả nước phẫn nộ về việc TQ đã ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 vào tận hải phận VN những ngày đầu tháng 5. Ngay lập tức, cộng đồng mạng đã cực lực lên tiếng, vừa phản đối TQ và vừa phản đối luôn cả sự yếu hèn của đảng CSCN trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của VN.
Cộng đồng mạng đã cho phát tán rộng rãi một lời kêu gọi biểu tình ôn hòa đã được 20 nhóm dân sự độc lập ở Việt Nam cùng đứng tên chung kêu gọi đồng bào tham gia tiến hành một cuộc biểu tình vào ngày chủ nhật, 11/5/2014, tại Hà Nội và Sài Gòn.
Mục đích biểu tình theo lời kêu gọi là để “không chỉ phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc, và còn kêu gọi trả tự do cho các blogger và những công dân đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược”.
Cuộc biểu tình ngày 11 tháng 5, 2014 đã diễn ra tốt đẹp và ôn hoà, nhưng những diễn tiến của ngày 13/5 và 14/5 sau đó thì đã đi ra ngoài sự chủ động từ đầu của người biểu tình.
Đó là những xuống đường của các công ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tỉnh đã bị biến thành những cuộc xung đột đẫm máu với những cơ sở sản xuất bị đập phá, bị đốt. Nhiều nhân chứng sau đó đã ghi nhận sự kiện chỉ trở nên tồi tệ khi có một số kẻ lạ tụ tập thành nhóm vài chục người xông vào đốt phá các doanh nghiệp mà họ cho là của TQ và đánh đập công nhân người Hoa gây nhiều thiệt hại về tài sản và nhân mạng.
Bài viết của nhạc sỹ Tuấn Khanh: “Đi giữa dòng bạo động” anh đã viết “Dọc con đường đi về của thị xã Thuận An, thuộc Bình Dương, thật không thể tin nổi vào mắt mình. Chúng tôi nhìn thấy hàng loạt các công ty bị đốt cháy, đập phá… quang cảnh không khác gì đã xảy ra một cuộc chiến.”
Theo RFA: “Tin của hãng thông tấn Reuters gửi đi từ Việt Nam hôm nay cho biết, có 21 người chết vì xô xát” trong khi phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói chỉ có một người chết, một người bị thương! Tuy nhiên, thông tin của Nguyễn Lân Thắng lúc sơ khởi tại Vũng Áng, Hà Tĩnh thì đã có “Việt Nam chết 6, Trung Quốc chết 20, bị thương nhiều vô kể…”
Cộng đồng mạng sau đó đã đưa ra nhiều hình ảnh và nhận định tình hình để tìm ra dấu vết của những kẻ phá hoại làm mất chính nghĩa của những cuộc xuống đường. Một trong những nhân chứng sống là nhạc sỹ Tuấn Khanh, anh đã lẽn đi theo đoàn người bạo động này và nghi nhận được nhiều điều đáng suy ngẫm và anh đã ghi lại trong loạt 3 bài tường thuật chi tiết trên trang blog của anh.
Những dữ kiện đáng ngờ mà nhạc sỹ Tuấn Khanh đã ghi lại xin trích:
“… chúng tôi bị lọt vào giữa một nhóm bạo động. Nhóm này có khoảng chừng 20, đến 30 người nòng cốt. Họ luôn chạy đầu, mang theo hung khí và hò hét để tập trung người.”
“… Những thanh niên mày mặt rất lạ lùng, không thể là công nhân, trang bị gậy sắt, gậy gỗ và cờ tràn vào sân công ty như một đạo quân xâm lược. Tiếng chửi thề, hú hét, tiếng gầm máy xe…v.v biến sân công ty đang vắng lặng trở thành hỗn loạn.”
“… Qua những lần nhìn thấy, chúng tôi nhận ra rằng có những tốp người, rõ ràng chỉ có mục đích tàn phá để làm chứng tích. Còn có những người theo sau hôi của, đôi khi chỉ là những kẻ hám lợi và vô tổ chức mà thôi. Rất nhiều xe và container của các công ty đã bị lật, bị đốt chứ không bị hôi của. Hủy diệt là một mệnh lệnh rất rõ ràng, mà không phải người Việt bình thường nào đi theo đám đông cũng dám làm.”
“… Bóng dáng của công an và các lực lượng an ninh vẫn luôn nhanh chóng có mặt trước các cuộc tụ tập của công nhân như một mặc định hiển nhiên, đột nhiên rất yếu ớt và vắng lặng trong sự kiện kéo dài nhiều tiếng đồng hồ này.”
Ngọc Nhi Nguyễn rõ ràng có bàn tay 1 tổ chức nhúng vào xách động, công nhân chỉ bị lôi kéo chứ không chủ động, và nay thông tin lề đảng lại đang muốn đổ tội cho những người đấu tranh dân chủ và “thế lực phản động” là lợi dụng biểu tình chống phá nhà nước .
Phải chăng đây là cách nhà nước CSVN dùng để có cớ cấm biểu tình và bắt bớ thêm những người yêu nước thật sự?