Nhà cầm quyền Việt Nam hạn chế việc cho sử dụng Gmail, Yahoo…

- Quảng Cáo -

Nhà cầm quyền Việt Nam hạn chế việc cho sử dụng Gmail, Yahoo…

gmailNhằm tiến đến việc kiểm soát thông tin trên mạng, Hà Nội sẽ là thí điểm để yêu cầu các sở, ban, ngành, quận huyện chấm dứt việc sử dụng các hòm thư điện tử công cộng (Yahoo, Gmail…) trong trao đổi công việc.

Việc rò rỉ thông tin nội bộ thông qua đường thư điện tử tự do, đã được hệ thống an ninh mạng BKAV đề nghị với Hà Nội giải pháp đầu tiên là tổ chức các hệ thống thư tín được kiểm soát bằng máy chủ của nhà nước, nhằm truy tìm ai là người đã rò rỉ thông tin.

Theo thiết kế mạng của phía an ninh, các máy của cơ quan nhà nước, sẽ chỉ vào được các hệ thống mạng intranet, tức mạng nội bộ thông qua máy chủ đặt tại Việt Nam. Mọi thứ sẽ được ghi lại, cho dù chỉ là chuyện tán gẫu với nhau.

- Quảng Cáo -

Trong công văn gửi đến các cơ quan trực thuộc được ký vào ngày 18/3, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc sử dụng hộp thư điện tử @hanoi.gov.vn để trao đổi văn bản tài liệu. Với những văn bản phát hành vi phạm quy định, đơn vị nhận phải trả về cơ quan phát hành, không tiếp nhận xử lý.

Hà Nội cho biết hành động này không nhằm siết chặt truyền thông, vì theo thống kê của phía Nhà nước Việt Nam, vài năm trở lại đây, có khá nhiều trường hợp người dùng dịch vụ Yahoo, Gmail… tại Việt Nam bị đánh cắp tài khoản. Sau đó, kẻ gian dùng nick chat Yahoo, hộp chat trong Gmail, Facebook để lừa người thân của người bị hại, xin nạp thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản.

Một tiết lộ khác từ chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Minh Đức (Ban công nghệ FPT) cho biết Trung Ương thật sự lo ngại vì các email như Gmail, Yahoo được cung cấp do các công ty nước ngoài, máy chủ cũng đặt ở nước ngoài luôn liên quan đến bí mật công việc của quốc gia.

Hà Nội vẫn luôn nghi kỵ và ghét bỏ các tiến bộ về tin học của thế giới. Facebook, trang mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng vẫn bị Việt Nam chặn từ năm 2009. Thậm chí các dịch vụ miễn phí như Viber cũng từng bị các báo cáo của nhà mạng trong nước yêu cầu ngăn chặn để không sử dụng được trong Việt Nam.

Các nhà hoạt động “đưa nhân quyền Việt Nam ra thế giới”

nhanquyenvn_2Trong một chiến lược đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra thế giới, một trang tin bằng Anh ngữ mang tên Vietnamrightnow ra đời nhằm cung cấp và phổ biến thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vào đúng dịp Liên Hiệp Quốc kỷ niệm cho ngày của “Quyền được biết” 24/3.

Sự ra đời của trang tin nhân quyền này đúng vào ngày giỗ lần thứ 88 của cụ Phan Châu Trinh – người đã đề xướng tư tưởng nhân quyền và dân quyền đầu tiên tại Việt Nam. Theo như tuyên bố, Vietnam right now được thành lập bởi một mạng lưới xuyên quốc gia của các nhà hoạt động và các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong và ngoài nước.

Tiến sĩ Nguyễn Công Huân nhận định, Vietnam right now sẽ đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong thời điểm này để cung cấp tin tức và tập hợp dữ liệu về tình hình nhân quyền Việt Nam, là một trong các quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết “các nhóm nhân quyền ở các nước Đông Nam Á đều có trang web tin tức và dữ liệu bằng tiếng Anh”. Lấy dẫn chứng từ trang Irrawaddy của Miến Điện mà luật sư Long đánh giá là “đã có đóng góp rất nhiều vào quá trình cải cách ở nước này”.

Được biết, Irrawaddy là một trang tin bằng Anh ngữ được thành lập vào năm 1993 bởi các nhà hoạt động trẻ của Miến Điện. Những người này buộc phải chạy sang Thái Lan để trốn khỏi cuộc đàn áp của chế độ quân phiệt ở Miến Điện trong cuộc nổi dậy dân chủ năm 1988. Tại đây, các nhà hoạt động này đã thành lập Irrawaddy để loan báo với cộng đồng quốc tế về những tội ác xảy ra tại quê hương của họ.

Với sự năng động và lòng nhiệt huyết của các nhà hoạt động trẻ, tờ Irrawaddy nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng thế giới tập trung đến Miến điện vào thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đang tồn tại khá nhiều chế độ độc tài toàn trị vi phạm nhân quyền đáng báo động.

Sau gần 20 năm ghi lại tất cả các vụ vi phạm nhân quyền của chính quyền Miến Điện để loan báo ra thế giới, họ đã góp phần làm nên lộ trình đi tới dân chủ cho Miến Điện như ngày hôm nay.

Sau khi Miến Điện cải cách đi đến dân chủ, những nhà hoạt động ở Việt nam đang có hy vọng thu hút được sự chú ý của thế giới vào tình hình tại Việt Nam.

Vietnam right now được mở ra như là “cánh cổng đưa thế giới đến với Việt nam hiện tại”, bằng cách “cung cấp thông tin khách quan, chính xác, và kịp thời về tình hình chính trị-xã hội tại Việt Nam”.

Trẻ em Việt Nam, nạn nhân của việc lao động mưu sinh

trelaodongMột báo cáo về trẻ em của Việt Nam cho thấy tình trạng khó khăn về đời sống đã đẩy trẻ em nhỏ tuổi phải lao động để mưu sinh ngày càng nhiều. Con số này đang chiếm đến 9,6 % trong tổng số người lao động trong nước, tức 1,75 triệu trẻ em phải làm việc.

Hiện trạng này được coi là đi trái với các quy định quốc tế do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra, cũng như trái với luật lao động Việt Nam. Phần lớn những lao động trẻ em này, sinh sống ở khu vực nông thôn, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và là lao động hộ gia đình không hưởng lương.

Theo khảo sát, cứ khoảng sáu trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 5 -17 thì có một em tham gia hoạt động kinh tế với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.

Năm 2012, cuộc khảo sát này cho thấy khoảng một phần ba số lao động trẻ em có thời gian làm việc trên 42 giờ/tuần. Tức nhiều hơn cả công nhân mỏ ở các nước công nghiệp vào giữa thế kỷ 20. Thời gian lao động kéo dài đã ảnh hưởng đến việc học hành của các em.

Tuy nhiên, điều đau lòng là rất nhiều nhà kinh tế trong nước cũng đành phải xác nhận rằng trong bối cảnh của Việt Nam, kinh tế gia đình còn chiếm tỷ trọng lớn, thị trường lao động chưa phát triển, thì việc trẻ em lao động là điều không thể tránh khỏi trong nhiều năm nữa. Đặc biệt với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn như Việt Nam hiện nay. Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam thú nhận sự bất lực của chính quyền sau 38 năm kiểm soát quốc gia về kinh tế và chính trị.

ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cảnh báo từ hiện trạng này, nói rằng việc chấp nhận tình trạng lao động trẻ em sẽ mãi mãi dẫn đến những bất công trong xã hội, cũng như ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhiều thế hệ con người Việt Nam.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here