“Sông Hồng – Hồi ức của một nghĩa binh già”

- Quảng Cáo -

Thưa quý thính giả, có nhiều nhà thơ Việt Nam đã yêu sử và viết sử thành thơ  tiêu biểu như: nhà thơ Lê Bi với Sử Mai, Phạm Thiên Thư với “Hát Ru Việt Sử Thi”… Ngày hôm nay, chúng tôi xin mượn những câu thơ của Phạm Thiên Thư để giới thiệu đến quý vị một bài thơ lịch sử khác của Lưu Quang Vũ, bài thơ mang tên: “Sông Hồng – Hồi ức của một nghĩa binh già”.

Khi thực hiện “Hát Ru Việt Sử Thi” có lẽ Phạm Thiên Thư muốn những lời thơ của ông sẽ trở thành lời ru của mẹ, của bà, trở thành tiếng ầu ơ bên cánh võng cho các bé thơ. Ông đã mượn lời ru của bà để bắt đầu cuốn sử thi của ông:

 À ! Ơi ! Cho cháu lời ru

Cất từ cái thuở sương mù cha ông

- Quảng Cáo -

Chim Hồng, chim Lạc qua sông

 Bay theo Việt sử từng dòng là thơ

  Lòng bà thành chiếc võng đay

 Hồn quê thơm điệu ru này à ơi!

 Mai sau khôn lớn làm người

đi lên thêm bước tuyệt vời mênh mông!

 Lưu Quang Vũ lại khác, anh muốn những người yêu thơ anh đọc tâm hồn anh qua những câu thơ lịch sử. Trong bài “Sông Hồng-hồi ức của một nghĩa binh già” Lưu Quang Vũ đã nuôi lớn tâm hồn anh bằng những biến cố của quê hương; khởi đi từ những ngày Thực dân Pháp mới đặt chân lên đất nước Việt Nam. Mời quý vị hãy đi theo ký ức của Lưu Quang Vũ, người nghĩa binh già trong thơ anh:

Chiếc tàu đen xuất hiện phía chân trời

thân cá mập lừ lừ tối sẫm
lá cờ lạ chập chờn khói sóng
miệng súng tròn hung dữ ngước lên

những bóng người cao lớn lênh khênh
găng tay trắng, ống nhòm dài lấp loáng
những mặt đỏ mũi khoằm râu rậm
gườm gườm trên tàu sắt
ầm ầm xả khói ven sông

Không một ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra, họ là ai? và họ sẽ đem gì đến trên quê hương mình. Khung cảnh yên bình của làng quê hiền lành bỗng náo động cùng với tiếng máy nổ, cùng với đám khói đen của con tàu lạ.

bầy le le náo động bay tung
người đánh cá ngừng tay kéo vó
trẻ bắt cua quẳng giỏ
dân làng kinh ngạc nhìn ra
chưa ai hay cột khói đen kia
sẽ mang đến nước Nam
tám mươi năm nô lệ

chúng ta nhớ gì ngày ấy? nước Nam
trong tay lũ vua quan dốt nát
con rồng cũ ngoằn ngoèo trên áo thụng
những hoàng cung ẩm mốc mùi rêu
những ông quan võng lọng vẹo xiêu
ham chọi gà và giỏi làm câu đối!

Trong lúc các vua quan ta còn ham chọi gà và chỉ giỏi làm câu đối thì thực dân đã có mặt trên đất nước. Từ khi Thực dân Pháp nổ phát đạn đại bác đầu tiên vào năm 1858, nữa thế kỷ sau đó dân tộc ta với bao anh hùng liệt nữ đã ngã xuống cho độc lập dân tộc. Sự lạc hậu giữa ta và thế giới lúc ấy đã phải trả bằng cái giá của sinh mạng biết bao những con dân Việt Nam ái quốc. Hàng hàng lớp lớp thanh niên đã ngã xuống trước súng đạn, vũ khí của thực dân.

những đồng bãi bốn mùa nghèo đói
những chiếu chỉ chữ Nôm
(do hai chữ Tàu ghép lại)
lệnh bế quan toả cảng
lệnh cấm đạo Gia – tô
lệnh bắt giáo dân cho ngựa xé hổ vồ
lệnh chu di ba đời
ai dòng dõi Tây Sơn
ai chép thơ Chu – Thần
ai phạm huý

ngọn đèn con leo lắt đêm đông
soi gương mặt một người thức trắng:
Nguyễn Trường Tộ cô đơn đôi mắt sáng
viết tờ trần dâng vua
“muốn trị thuỷ Hồng Hà
không thể dùng đê quai tạm bợ
phải đào hồ to, khai thông đường xá

đến lúc cần trọng toán lý hơn văn
khai mỏ, đóng tàu, công nghệ mở mang
cho dân được muôn nhà no ấm
phải tỉnh táo nhìn xa nghĩ rộng
lái con thuyền khỏi vực vong nô…

không lời nào lọt được tai vua
cả triều thần mải mê “lễ nhạc”
mặt khinh nhờn, dạ kinh hãi “Tây di”
giặc với những Gác-ni-ê và Giăng-đuy-pi
những óc lái buôn lọc lõi khôn ngoan
của công ty Đông Ấn Độ

những kẻ tìm vàng những tên vỡ nợ
những thiếu uý tóc mai cong
mơ làm Bô-na-pác
giặc Tây với súng đồng thuốc đạn
với vải hoa ngũ sắc
với tượng chúa với những lời đường mật
móng tay dài thèm khát
vươn lên châu thổ sông Hồng

Nhâm Ngọ tám trăm tám hai
Hà thành thất thủ
án sát, khâm sai khiếp sợ
nhưng thợ khảm Hàng Khay thợ dệt làng Chèm
những môn sinh của cụ cử Kim
cùng đội cận vệ quân
của đốc bộ quan Hoàng Diệu
xông ra “giao chiến ngang tàng”
cờ ba sắc trên chòi canh đã cắm
lang Hạc Thọ Xương phản trắc
lén đưa quân giặc vào thành

Tôi là người lính hoả công
của tham tán quân Tôn Thất Thuyết
tôi là người lính già tóc bạc
đi theo vua Hàm Nghi

trong ngàn sân Quảng Trị xanh rì
nhìn nhà vua trẻ măng
ngồi ôm đầu im lặng

tôi quặn lòng nghẹn khóc
nước mất rồi chúng ta đi đâu?
tôi là người lính trận
sinh bên bờ sông Hồng

giặc Lang – sa trong thành cũ Thăng Long
nghênh ngang cướp bóc
lũ bồi tây lũ chó săn xúm xít
tiệc rượu say mềm điện Kính – thiên

trong hoàng hôn một thế kỷ đang tàn
sao bốc cháy trên bầu trời hung dữ
tôi theo tướng Cờ đen
phục bên đường Giảng Võ
vung lá cờ móc câu tua tủa
ụp lên đầu Ngạc – nhê

tiếng hò reo trăm thuyền nhỏ lao đi
tôi ngang dọc khắp đầm lầy Bãi Sậy
giặc vây thuyền đốt bãi
tôi bắn trả giữa mịt mùng lửa khói
nghiến răng thà chết không hàng
xác tôi hoá thành than
thành lửa đóm lập loè đỉnh bãi

vượt đồn binh sông Cái
qua Yên Thế Nhã Nam
lên đồi dẻ rừng lim
tôi thổi ống xì đồng
trong nghĩa quân Đề Thám
quân vỡ, nhà tan, nước tận

xác cụ Phan Pháp nhồi cùng thuốc đạn
bắn xuống sông sâu, dân đấm ngực khóc gào
giặc băm nát thân tôi châm lửa tưới dầu
nhưng tôi nào chịu khuất
hồn tôi nơi rừng thẳm
canh khuya vang tiếng hổ gầm

cùng Đội Cấn Đội Cung quay súng cướp đồn
tôi trộn cà độc được vào cơm
xé gan giặc trong “Hà thành đầu độc”
chúng đặt tôi lên lưỡi cày nung bỏng
“cũng thành nhân…” tôi ngẩng nhìn máy chém
đầu rơi mắt vẫn mở trừng

Người nghĩa binh già của Lưu Quang Vũ có lúc đi trong nghĩa quân của Đề Thám, có lúc lại trở thành một trong 13 người anh hùng lên đoạn đầu đài ở Yên Bái. Người đã đòi với giặc cho mình nằm ngửa để xem máy chém xuống thế nào là Phó Đức Chính. Thái độ quả cảm và câu nói của 13 đảng viên Quốc Dân Đảng trước giờ hành quyết đã làm rúng động cả pháp trường Yên Bái.

Thử hỏi có người VN nào không yêu cái hình ảnh người nghĩa binh trong thơ của Lưu Quang Vũ?

Khi đất nước suy vong, người nghĩa binh ấy đã lang thang khắp đồng bãi sông Hồng, mài gươm chờ ngày đòi lại nhà lại nước. Ngày nay, đất nước đang ngã nghiêng trước mưu đồ xâm lược của trung quốc, người lính quân đội nhân dân VN< người nghĩa binh của sông Hồng ngày nào bây giờ nơi đâu?

tôi lang thang khắp đồng bãi sông Hồng

ngày vùi gươm dưới cát
đêm trăng lạnh sương lạnh
tôi mài trên đá tảng lưỡi gươm xanh
đợi dịp vào thành

lấy lại nhà lại nước

nhìn đoàn tàu giặc
như rắn đen đi hút máu dân mình
ngực tôi ngàn vết nhục

Thưa quý thính giả, ngày nay trước sự ngang tàng của hải quân Trung Quốc trên biển đảo quê mình ai là người không biết nhục?! Đất nước chắc chắn sẽ rơi vào tay ngoại bang nếu dân ta tiếp tục chấp nhận thái độ nhu nhược của nhà cầm quyền. Nhìn ra  thế giới, biết bao nhiêu những thể chế độc tài ở các nước Bosnia, Georgia, Ukraine, Liên Xô… đã lần lượt ra đi không phải bằng súng đạn gươm giáo mà bằng sự đoàn kết và những đòi hỏi chính đáng của người dân của đất nước họ.

Thưa quý thính giả nhìn về quê hương hiện nay, với bao hy sinh, bao nỗ lực của mọi người dân nhất là những người trẻ; sự góp mặt của họ cho tiến trình dân chủ hoá đất nước đã cho VĐ và MH một niềm tin rằng – mỗi người dân VN đang là một vần thơ, liên kết cùng nhau, thành một khúc sử thi hào hùng; để chấm dứt giai đoạn mạt pháp của đảng CS, để giành lại danh dự của dân tộc và giành lại tương lai cho các thế hệ mai sau.

tôi là người lính già tóc bạc
tôi là tám mươi năm uất ức
tôi là con của sông Hồng sôi sục
đêm đêm trên cát
mài gươm.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here