Việc quân nhân Trần Đức Đô đem theo công lý và sự thật xuống mồ ngày hôm qua là một sự việc gây uất ức, phẫn nộ cho toàn xã hội.
Nhìn lại sự việc diễn ra chỉ trong 3 ngày, nhưng đã để lại cho toàn thể những ai có lương tri đều kinh sợ cách xử lý của nhà cầm quyền VN.
Họ, sau khi đánh đập tàn bạo, tra tấn Đô cho tới chết, để trấn áp dư luận, xoa dịu sự tang thương nhưng đầy tội ác ấy, cả thể chế chính trị đã vào cuộc.
Ngay từ đầu họ đã lập lờ cái chết của Đô, đưa ra nhiều lý do mâu thuẫn, nào là đột quỵ, nào là tự tử. Tưởng rằng là thuyết phục được gia đình, nhưng không, gia đình đã sử dụng mạng xã hội như công cụ đòi lại công bằng cho Em Đô nên đưa vụ việc ra trước công chúng. Và nhận được sự đồng cảm của dư luận. Những livestream của gia đình nhận được cả hàng triệu người xem, từ đó Quân khu 1 kết hợp bộ công an tính tới phương án trấn áp gia đình cũng như dư luận.
“Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”
Khi dư luận quan tâm và lên án sự việc, gia đình cũng muốn làm sáng tỏ cái chết của Đô, nên cần bảo quản thi thể em Đô. Liên minh quyền lực Công an-Quân đội đã ép tất cả các bệnh viện từ Bắc Ninh lên Hà Nội cấm nhận bảo quản thi thể của em.
Sau đó gia đình phải đem về mua tủ đông bảo quản thì đã dùng địa phương yêu cầu gia đình mau chóng mai táng Đô.
Gia đình muốn đưa ra công luận sự việc thì bị công an, quân đội cắt sóng điện thoại, cắt internet, cắt điện để không ai thấy diễn biến sự việc. Một mặt họ ngăn chặn từ xa như thế, mặt khác đe doạ, khủng bố gia đình Đô cấm đưa thông tin ra ngoài.
Mặt khác lập các chốt kiểm soát ai ra vào Đa Hội. Ngừa báo chí độc lập đưa các diễn biến trong đó.
Khi ngăn chặn được truyền thông độc lập, thì là lúc tuyên giáo bật đèn xanh tất cả các page lâu nay hay đăng chó mèo, yêu đương, ngôn tình chẳng liên quan gì chính trị-xã hội cũng vào cuộc lên bài khẳng định “đang chờ kết luận điều tra nên chưa vội kết luận vội, hãy tin vào Pháp luật, đảng nhà nước”. Và tuyên giáo tung dư luận viên tấn công những ai muốn làm sáng tỏ về cái chết của Đô, dán cho nhãn là “phản động”. Lúc này tuyên giáo được lệnh kéo hướng dư luận là cái chết của Đô do thế lực phản động xuyên tạc, làm cho người thiếu hiểu biết tập trung chửi bới “phản động” mà không ai nghĩ tới vì sao Đô chết.
Ngay lúc “chiến tranh mạng nổ ra” thì gia đình Đô bị lọt thỏm vào bầy sói dữ. Một mặt quân đội công an ép gia đình phải mau chôn cất Đô. Và một mặt khác dụ gia đình với 2 cam kết:
Một là xem xét cho Đô được phong liệt sỹ, hai là sẽ tiếp tục điều tra làm sáng tỏ mọi việc bằng cách cho 5 cơ quan điều tra nguyên nhân cái chết của Đô. Nghe vậy gia đình Đô đã đồng ý nhanh chóng chôn cất Đô.
Và tất nhiên, 2 cam kết kia sẽ không bao giờ xảy ra. Vì ai lại phong liệt sỹ cho người mà họ kết luận là tự tử. Thứ 2, chỉ một bác sỹ cấp huyện cũng thừa khả năng tìm ra nguyên nhân vì sao Đô chết, cần gì tới 5 cơ quan nghe không khác gì một bánh vẽ.
Ai đó nói rằng: đừng để con sâu làm rầu nồi canh. Vậy tại sao cả hệ thống chính trị không đem kẻ thủ ác ra trước toà án binh đền tội mà lại bao che nhau? Như vậy cả hệ thống chính trị này đều là sâu cả rồi còn gì?
Nhìn cách cả hệ thống chính trị bao che cho nhau về cái chết của một quân nhân, quyết nhấn chìm sự thật xuống mồ, ta có thể khẳng định chắc nịch một câu rằng: Quân đội chẳng khác nào một lò sát nhân với quy trình khép kín. Họ giết người nhưng lại không cho gia đình kêu gào đòi công lý.
Dẫu biết rằng, công lý chỉ là một diễn viên hài, nhưng sâu xa tận đáy lòng tôi vẫn muốn Đô được giải oan. Biết là sẽ không thể, vì những cái chết của các quân nhân trước đây cũng đều diễn Y một kịch bản như vậy. Cũng là hứa hẹn đủ điều, và tới giờ không còn ai biết về cái chết oan ức của họ nữa.
Đô, cũng không khác là mấy.
Vì lò sát sinh ấy, và cả hệ thống chính trị này chỉ là một. Thật rùng mình kinh hãi cái lò sát nhân.
———
Hình ảnh: Đại tá Thìn, trưởng phòng tuyên huấn QK1.
Kẻ đã cáo buộc họ hàng làng xóm Đô là “những kẻ xấu, lạ mặt” kích động gây rối trong đám tang của Đô. Hắn ta còn cho rằng, có thế lực xấu đang đứng đằng sau để lái dư luận về cái chết của Đô nhằm chống phá chính quyền.
Leave a Comment