Tính từ năm đầu tiên chữ Quốc ngữ được đăng trên Gia Định Báo (1867) đến nay, chữ Quốc ngữ đã có tuổi đời 151 năm, được bao thế hệ nhà giáo, nhà báo, nhà văn hoàn thiện dần nên những quy tắc văn phạm, cú pháp và phiên âm như hiện tại. Giáo trình dạy chữ Quốc ngữ bậc phổ thông đã hoàn thiện và thống nhất ở cả 2 miền Nam – Bắc trước năm 1954, có một chút khác biệt từ 1954-1975 (vì chương trình phổ thông miền Bắc hệ 10 năm). Sau ngày thống nhất đất nước, chương trình giáo dục phổ thông vẫn không chịu thống nhất ở 2 miền cho đến năm 1988.
Lúc đó, một số nhà giáo dục được đào tạo từ khối XHCN còn ngạo mạn muốn điều chỉnh chương trình phổ thông hệ 12 năm của miền Nam xuống còn hệ 10 năm như miền Bắc.
Riêng môn Quốc ngữ, tự dưng, bà bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đơn giản hóa nét chữ, bỏ nét bụng, nét đá bay bướm nhất trong số chữ viết của các nước dùng mẫu tự Latin . Lúc đó, phụ huynh ở miền Nam rất khinh thường Bộ Giáo dục đã bẻ con chữ thành những cọng mì gãy vụn được phân phối từ HTX lương thực. Rồi, Bộ Giáo dục ngu xuẩn, khi không cho gọi tên mẫu tự (a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê, giê, hát…) mà bắt phải gọi bằng phiên âm của mẫu tự (a, bờ, cờ, dờ, đờ….). Đài truyền hình gọi nhóm kinh tế G7 là “Gờ bảy” (thay vì “giê 7”), nhưng không dám gọi bút danh “N.V.L” của TBT Nguyễn Văn Linh là “đồng chí Nờ Vờ Lờ”, mà phải gọi tên mẫu tự “đồng chí En nờ Vê En lờ”. Đài VTV không dám xưng mình là “đài Vờ Tờ Vờ” mà gọi đúng tên mẫu tự “Vê Tê Vê”. Láo khoét!
Bây giờ, sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục” sáng chế thêm một ngu ngốc nữa, khi phiên âm 3 phụ âm “c, k, q” đều là “cờ”. Người soạn sách này cực dốt về mẫu tự tiếng Việt. Vì 3 phụ âm đơn này tuy cùng phiên âm là cờ, nhưng chúng không luôn luôn đi kèm với các nguyên âm đơn (a,e,i/y, o, u..), trái lại chúng có thể đi với nguyên âm kép như “ua”, nên phải đọc trẹo quai hàm, khi “c” đi với “ua” sẽ thành con “cua” và “q” đi với “ua” sẽ thành danh xưng ngôi thứ nhất của Đặng Lê Nguyên Vũ: “qua”.
Bộ mẫu tự của VN rắc rối hơn tiếng Anh và Pháp nhiều. Trong 29 chữ cái, có 11 nguyên âm đơn và 17 phụ âm đơn. Bên cạnh 11 nguyên âm đơn, có 26 nguyên âm đôi (trùng nhị âm): ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia/iê (ya/yê), iu, oa, oă, oe, oi, ôi, ơi, oo, ôô, ua/uô, uâ, ưa/ươ uê, ui, ưi, ươ, ưu, uy. Đặc biệt, nguyên âm kép có i ngắn và nguyên âm kép có y dài, có thể đồng âm (như ia/iê và ya/yê) nhưng không đồng nghĩa. Riêng “úi/úy” ghép với phụ âm kép “th” thì khác âm và khác nghĩa (thúi và thúy). Đó là chưa kể có đến 12 nguyên âm kép ba (iêu/yêu, oai, oao, oay, oeo,uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya/uyê,uyu).
Bên cạnh 17 phụ âm đơn, có 10 phụ âm kép và 1 phụ âm kép ba (ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr, ngh). Tiếng Việt tuy đơn âm nhưng hoàn toàn không đơn giản, mà các ông Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền muốn viết gọn và phiên âm gọn được. Nhờ công lao của rất nhiều tiền nhân, chữ Quốc ngữ bây giờ đã rất hoàn thiện rồi, các cha làm ơn đừng có “tối chế” làm khổ cho phụ huynh và học sinh.
Giờ này, giáo sư các ông còn ngồi nghiên cứu cách thay thế rút gọn mẫu tự, thay đổi phiên âm thì tôi coi các ông là một lũ vừa điên vừa ngu .
Một phút “khi dễ” bắt đầu!
Leave a Comment