Tác giả: Quê Hương
Chiều mùng 7 tháng 8 năm 2018, Bộ Công An chính thức thông báo thực hiện theo Nghị định 01 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an, từ ngày 6-8, Bộ Công an không còn cấp tổng cục nữa. Theo đó, tất cả 6 tổng cục của Bộ Công an sẽ không còn gồm: Tổng cục An ninh (Tổng cục 1); Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2); Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3); Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục 4); Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5); Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8). Trong khi đó, 2 đơn vị tương đương cấp tổng cục là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (K10) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20) được giữ nguyên.
Với việc xóa sổ trên thì 6 tổng cục của bộ công an được đổi thành cục. Các cục trưởng vốn đều là các trung tướng nay đương nhiên bị giáng một cấp xuống chức thiếu tướng và đứng trước nguy cơ bị điều động xuống các địa phương làm việc.
Đây được coi là động thái làm rúng động bộ công an, nơi được coi là bất khả xâm phạm vì là một trong những cánh tay bảo vệ chế độ trước sự đe dọa của ngoại bang, của các tổ chức dân chủ chống cộng sản trên thế giới và sự nổi dậy chống lại chính quyền của người dân do sự quản lý đất nước ngày càng yếu kém của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là tại sao cần phải xới tung bộ công an theo kiểu dùng dao xẻo vào tay mình như vậy?
Nếu nhìn vào lịch sử sẽ thấy trong khoảng gần 20 năm nay, Bộ công an đã nằm chắc trong tay của phe phái Nguyễn Tấn Dũng.
Từ tháng 1/1995 đến tháng 8/1996: Nguyễn Tấn Dũng là thứ trưởng bộ Nội Vụ (chính là bộ công an trước khi đổi tên vào năm 1998)
Từ năm 2002 đến năm 2011, bộ này nằm dưới tay của Lê Hồng Anh – một người quê ở Rạch Giá – Kiên Giang (người miền Nam giống Khải và Dũng), ông Lê Hồng Anh vốn là cạ cứng của Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng nên trong suốt 10 năm nhiệm kỳ, bộ Công An của ông ta chưa bao giờ thực hiện nổi một vụ án chống tham nhũng nào đáng nhớ mà không có sự chỉ đạo trực tiếp của thủ tướng chính phủ là ông Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng.
Từ năm 2011 đến 2016: Bộ trưởng công an là Trần Đại Quang, người được đích danh Nguyễn Tấn Dũng đề cử trước quốc hội vào sáng ngày 2 tháng 8 năm 2011. Và với động thái như vậy, có thể hiểu Trần Đại Quang đã nhận ân huệ lớn đến như thế nào từ đồng chí X. Và trong đại hội đảng lần thứ 12 vào tháng 1/2016, việc ông Quang nhận chức Chủ tịch nước cũng là sự nhượng bộ của Trọng trước yêu cầu của Nguyễn Tấn Dũng để đổi lại việc Dũng sẽ về hưu làm người tử tế.
Bộ trưởng bộ công an đương thời hiện nay là Tô Lâm cũng chính là một trong những quân bài chủ lực của Nguyễn Tấn Dũng trong các vấn đề an ninh nội bộ và an ninh đối ngoại khi đồng chí X còn đương nhiệm.
Với việc thao túng bộ công an sâu và rộng như vậy, nên không mấy ngạc nhiên khi Trịnh Xuân Thanh – người bị TBT Nguyễn Phú Trọng ráo riết chỉ đạo điều tra lại có thể trốn ra nước ngoài êm ru như vậy trước sự kiểm soát dày đặc của các lực lượng an ninh Việt Nam hồi tháng 7 năm 2016. Rồi Vũ Nhôm đã được các ông anh trong bộ công an báo tin để chạy khỏi Việt Nam sang Singapore để đến Mỹ khi lệnh bắt tên này được công an Việt Nam đưa ra.
Thực ra, với việc để Trịnh Xuân Thanh trốn thoát thì Trần Đại Quang và Tô Lâm phải là hai nhân vật chịu trách nhiệm trước bộ chính trị. Tuy nhiên, vì Quang đã là Chủ tịch nước nên không thể xin lỗi rồi từ chức vì như vậy thì chẳng khác nào ném rác vào mặt chế độ. Còn Tô Lâm thì đã biết chùi mép với việc thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh táo tợn ngay giữa thanh thiên bạch nhật tại Berlin để lấy công chuộc tội với Trọng.
Mặc dù vậy, với việc phe phái Nguyễn Tấn Dũng đã bắt rễ rất sâu trong bộ công an nên Nguyễn Phú Trọng khó có thể yên tâm. Hơn nữa trong những năm tháng làm thủ tướng, nhờ có tổng cục tình báo của bộ công an, nên công tác phản gián của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng chống lại các âm mưu lật đổ Dũng trở nên rất hiệu quả. Thậm chí năm 2012, Nguyễn Tấn Dũng vẫn đứng rất vững sau khi bị Bộ Chính Trị đứng đầu là Trọng và Quốc hội yêu cầu từ chức, nhưng ông ta vẫn lọt qua khe cửa hẹp ở Đại hội đảng năm ấy để rồi khiến Trọng phải rơi nước mắt trước cử tọa. Công tác phản gián của tổng cục 5 cũng đã khiến cho Trung Cộng không thể làm gì đành nóng mắt nhìn Dũng tại vị thêm 4 năm nữa. Chính vì vậy, Tổng cục 5 từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt của giới lãnh đạo Bắc Kinh và cần phải bị gạt bỏ.
Có thể nói, với việc xới tung bộ công an Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đã củng cố thêm quyền lực của ông ta và phe nhóm của mình, đồng thời khiến con đường Hán Hóa đất nước Việt Nam của Tập Cận Bình cũng trở nên bằng phẳng hơn. Trong thời gian tới, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu xảy ra một cuộc xáo trộn lớn trên thượng tầng của Bộ Quốc Phòng. Bởi nếu như vậy, thì con đường Hán Hóa phương Nam đã gần như hoàn thành đối với Tập Cận Bình.
Có thêm một chi tiết đáng chú ý nữa, là trong tuần qua, người anh em 16 tốt đã cho kích hoạt tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đây được coi làm một phần thưởng lớn mà Bắc Kinh dành cho chính quyền Nguyễn Phú Trọng vì công lao khiến cho công cuộc Hán Hóa diễn ra nhanh chóng trên dải đất hình chữ S và làm cho ông anh Tập Cận Bình rất hài lòng.
Leave a Comment