Năm 2012 xẩy ra vụ cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn(ĐVV) ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng TP Hải Phòng.
Nếu so với pháp luật, quyền tự vệ của công dân thì ĐVV vô can, những kẻ chỉ huy phá huỷ nhà cửa, lều lán của gia dình ĐVV ngay sát ngày tết cổ truyền phải xem xét theo luật hình sự (lời ông Nguyễn Tấn Dũng).
Thế nhưng, cuối cùng chỉ vài quan chức ở xã, huyện bị cách chức, kỷ luật nhẹ, riêng viên đại tá Đỗ Hữu Ca, kẻ có hành vi tàn bạo, thất đức trong vụ này không những không bị kỷ luật gì mà sau đó còn được phong tướng. Điều bất công trắng trợn là bị hại ĐVV bị toà thành phố Hải Phòng xử 5 năm tù,toà phúc thẩm toà án NDTC ngày 3/7/2013 vẫn y án 5 năm tù.
Sau vụ này dư luận nhận định:Dù biết và thực tế ĐVV không có tội nhưng nhà cầm quyền VN vẫn phải xử ông 5 năm tù chỉ với một lý do duy nhất:Ngăn chặn, răn đe sự phản kháng của nhân dân sau này. Đúng thế, nếu toà xử công minh như vụ án Nọc Nạn cách đây 90 năm(Gia đình nông dân Biện Toại ở Nọc Nạn huyện Giá Rai, Bạc Liêu đánh chết 5 nhân viên nhà nước và người nhà địa chủ cướp đất tương tự vụ ĐVV nhưng toà thực dân Pháp xử vô tội)thì sau này dân cứ theo gương ĐVV thì quan chức sẽ “hết cửa” cướp bóc?Như vậy có thể kết luận:Vụ xử tù ĐVV là vụ “bảo kê tham nhũng, cướp bóc”.
Nay vụ Đặng Văn Hiến(ĐVH) cũng rất giống vụ ĐVV.
Đây rõ ràng là hậu quả của sự tắc trách vô cảm của chính quyền, sự tàn bạo nhẫn tâm của công ty Long Sơn dẫn đến sự tự vệ quá mức của nông dân ĐVH.Dù không chủ động gây tội giết người, gây án mạng trong hoàn cảnh phẫn uất,tự vệ, đã hối hận tự thú, bị hại cũng xin tha cho ĐVH nhưng ngày 12/7/2018vừa qua toà phúc thẩm vẫn xử tử hình ĐVH. Đặc biệt sau khi tuyên mức án vô cảm, tàn bạo này chủ toạ phiên toà luôn nhắc luật sư thay ĐVH làm đơn thỉnh cầu chủ tịch nước tha chết cho tội nhân…Chứng tỏ toà biết rõ ĐVH không đáng tội chết.
Xét trên mọi góc độ luật pháp, nhân văn…việc xử tử hình ĐVH rõ ràng là không phải theo luật pháp mà là răn đe người dân không được chống lại quan chức, đại gia bằng vũ lực nhằm bảo kê cho tham nhũng, cướp bóc về sau?
Leave a Comment