Quảng Cáo

Không thể bịt mắt, bịt miệng, bịt tai cả một Dân Tộc

Quảng Cáo

Fb. Nguyễn Ngọc Chu|

Dẫu biết trước rằng, hôm nay (12/6/2018) Quốc Hội sẽ thông qua Luật An Ninh Mạng (ANM). Nhưng khi biết được có đến 423 (trên tổng số 466 ĐBQH) ấn nút đồng thuận với Luật ANM, thì tràn ngập một nỗi buồn tê tái.

Đất nước những năm tháng này có quá nhiều nỗi đau.

423 “ông bà nghị” ấn nút đồng thuận thông qua Luật ANM hôm nay, có ý thức đầy đủ được rằng, họ là những người đã góp phần làm chậm bước tiến của Dân Tộc?

15 vị ĐBQH không tán thành Luật ANM, hãy kiêu hãnh nêu danh, để Nhân Dân còn biết.

Sai đối tượng

Anh ninh mạng là làm cho mạng được an toàn, không bị kẻ khác tấn công phá hoại. Chứ không phải như ông Nguyễn Thanh Hồng – Ủy viên Thường trực Quốc phòng An ninh của Quốc Hội, đã trả lời trên báo Vnexppress ngày 28/5/2018 rằng:

“An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình”.

Ngồi ở ghế Thường trực Quốc phòng An ninh QH mà hiểu về ANM như thế thì thật là tai họa cho đất nước.

Sai mục đích

Mục đích của ANM không phải là “không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” mà là bảo vệ hệ thống mạng quốc gia không bị kẻ thù phá hoại.

Năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào lãnh hải nước ta thì hàng loạt các hệ thống máy tính của Việt Nam bị tấn công. Trong đó có hệ thống máy tính của Bộ Tài Nguyên Môi Trường bị xâm nhập, do sở hữu các thông tin về bản đồ, hải trình, báo cáo về thăm dò dầu khí, khai thác thủy sản, tuần tra biển… Ngoài Bộ TN&MT thì hệ thống mạng của Tập Đoàn Dầu Khí và Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam cũng bị tấn công. Những kẻ hacker này không ai khác ngoài từ Trung Quốc.

Tiếp sau đó là các vụ tấn công vào hệ thống mạng máy tính Việt Nam, như ngân hàng Tiên Phong (5/2016), sân bayTân Sơn Nhất (7/2016). Nghiêm trọng nữa là hệ thống máy tính của Bộ Ngoại Giao bị xâm nhập vào tháng 5/2017 khi TT Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ.

Cuộc chiến tranh mạng, trong thời đại công nghệ hiện nay, là vô cùng nguy hiểm. Nhà nước phải nhìn nhận kẻ thù từ nước ngoài là mục tiêu chính mà thiết lập hệ thống an minh mạng để bảo vệ Tổ Quốc. Đó là điều tối quan trọng ưu tiên số một.

Sai biện pháp

Bởi thế, phải tuyển chọn được những tài năng nhất về CNTT của người Việt, để bảo vệ an toàn hệ thống mạng máy tính quốc gia trước tấn công của kẻ thù nước ngoài, chứ không phải thành lập trung đoàn DLV suốt ngày ngồi phản bác lại chính kiến của người dân.

Bởi thế, phải cấm nhập khẩu các thiết bị cài đặt gián điệp như của hãng Huawei Trung Quốc, chứ không phải chặn ngăn internet của người dùng Việt Nam.

ANM được thiết lập là vì ợi ích quốc gia chứ không phải là vì lợi ích nhóm.

Xác định sai đối tượng là xác định sai mục đích. Đã sai mục đích thì tất nhiên sẽ đề xuất sai biện pháp.

“Truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” đã có trong Bộ luật hình sự rồi. Không thể là nội dung của Luật ANM.

Các đại biểu Quốc hội VC bấm nút thông qua Luật An ninh mạng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Không thể ngăn cản được tiến bộ

Hoàn cảnh bây giờ không giống như những năm thập niên 60 của thế kỷ trước, đã tháo gỡ các băng ngắn trên đài Radio, không cho nghe tin từ nước ngoài.

Mạng internet là phát minh của nhân loại. Quyền truy cập mạng internet là quyền con người được Liên Hợp Quốc bảo hộ. Vì mục đích bảo vệ lợi ích của một thiểu số mà đưa ra các biện pháp hạn chế quyền truy cập internet của toàn dân là cản ngăn sự tiến bộ của toàn Dân Tộc.

Dẫu QH đã thông qua Luật ANM thì số phận nó rồi tất sẽ phải chết yểu. Một luật ANM kìm hãm bước tiến của Dân Tộc thì sẽ bị Nhân Dân loại bỏ.

Cụ Hồ đã nói “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”.

Bịt mắt, bịt miệng, bịt tai thì ganh đua quốc tế bằng cách nào?

Không thể bịt mắt, bịt miệng, bịt tai cả một Dân Tộc./.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux