Trong lúc Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án những động thái gia tăng quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông trong thời gian qua tại Đối thoại Shangri-La 2018, thì Việt Nam liên quan trực tiếp đến chủ quyền lãnh hải bị đe dọa lại vẫn những phát biểu nhiều người nghe hoài bắt thuộc làu của đại diện Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông Ngô Xuân Lịch…
Đối thoại Shangri-La hay còn gọi Hội nghị thượng đỉnh An ninh Châu Á, đây là diễn đàn an ninh quan trọng bậc nhất trong năm . Năm 2018, Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 (Lần thứ 1 vào năm 2002) chính thức khai mạc vào ngày 1/6 vừa qua tại Singapore.
Tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 có sự góp mặt của các quan chức quốc phòng cấp cao đến từ 40 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương cùng nhiều học giả hàng đầu trong khu vực. Dự kiến Đối thoại Shangri-La 2018 diễn ra trong ba ngày từ ngày 1-3/6/2018.
Vấn đề hòa bình, phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông vẫn là hai vấn đề “nóng bỏng”, được thảo luận nhiều nhất mỗi khi có Đối thoại Shangri-La diễn ra trong nhiều năm qua và Shangri-La 2018 cũng vậy.
Trong bài phát biểu của đại diện Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông James Mattis ngoài việc đề cập đến vai trò và tầm ảnh của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương mà còn lên án các hành động gia tăng quân sự của nhà cầm quyền Trung Cộng gần đây trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Và thực tế cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia đã có những động thái cứng rắn, mạnh mễ đối với động thái gia tăng quân sự của nhà cầm Trung Cộng ở Biển Đông trong mấy tháng vừa qua như : Lên án Trung Cộng lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B tại các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Cộng gọi là những hành động cần thiết để bảo vệ các căn cứ vì vấn đề an ninh quốc gia. Trước đó vào tháng 3/2018, theo cái gọi là “hoạt động huấn luyện thường xuyên” của mình, Trung Cộng đã cho quốc tế thấy một cuộc tập trận quy mô của hàng chục tàu hải chiến cùng tàu sân bay Liêu Ninh ở gần đảo Hải Nam. Rồi vào tháng 4/2018, nhà cầm quyền Trung Cộng cho hai chiến đấu cơ cất và hạ cánh xuống bãi đá Vành Khăn, cho lắp đặt các thiết bị làm nhiễu và nghẽn sóng tại bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn…
Trước những động thái gia tăng quân sự quá rõ ràng của Trung Cộng tại Biển Đông, ngang ngược tại chủ quyền lãnh hải đã cưỡng chiếm của Việt Nam. Dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc phòng cấp cao của Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ông Ngô Xuân Lịch đã có bài phát biểu vào hôm nay ngày 2/6/2018 trong phiên thảo luận thứ 3. Bài phát biểu của Bộ trưởng Lịch có chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”.
Trích dẫn từ những nguồn thông tin của báo đài Nhà nước Việt Nam, thông điệp mà ông Lịch muốn gửi đến những đại diện cấp cao của 40 quốc gia, chuyên gia có mặt tại Đối thoại Shangri-La 2018 là:“Độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng của an ninh, hòa bình và phát triển”.
Ông Lịch nói cần hành xử có trách nhiệm của tất cả các bên, nhất là các nước lớn; gánh vác trách nhiệm trong nỗ lực chung của khu vực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đặc biệt, ông Lịch còn nói Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) là một mẫu hình hợp tác, liên kết thành công của các nước vừa và nhỏ đến năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch của Hiệp hội này.
Trong bài phát biểu của mình, ông Lịch không phủ nhận tình hình bán đảo Triều Tiên gần đây đã có những tín hiệu tích cực nhưng để có việc kiến tạo hòa bình- hợp tác ở Bán đảo Triều Tiên, ông Lịch nói vẫn còn là một con đường dài đầy khó khăn, trắc trở.
Còn liên quan đến vấn đề Biển Đông, dư luận Việt Nam bấy lâu nay vẫn đặc biệt quan tâm đến những phản ứng của giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trước những động thái gây hấn, gia tăng căng thẳng quân sự trên Biển Đông đến từ nhà cầm quyền Trung Cộng. Tại Đối thoại Shangri-La 2018, trong bài phát biểu ông Lịch cũng có dành một phần nói đến vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, thông dõi qua những gì đăng tải của báo đài nhà nước Việt Nam cho thấy phát biểu của ông Lịch vẫn giống như nhiều phát biểu của giới đại diện cấp cao Cộng sản Việt Nam khác là không dám nói thẳng vào sự hung hăng của bá quyền Trung Cộng, nói chung chung rằng, kiên định và ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)…v.v…dư luận quan tâm ở Việt Nam nghe bắt học thuộc làu mà chưa thấy động thái phản ứng nào tạm gọi là mạnh mẽ. Trung Cộng vẫn bất chấp Việt Nam và Quốc tế để ngày càng hiện thực hóa những hành động bá quyền trên Biển Đông hết sức rõ ràng.
Tuy nhiên, được phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2018 là một vinh dự to lớn của riêng cá nhân Bộ trưởng Lịch và của Việt Nam nói chung. Năm 2017, Việt Nam có cử đại diện tham dự Shangri-La nhưng không được bước lên bục phát biểu bởi dẫn đầu đoàn chỉ là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng./.
Leave a Comment