Việt Nam không dám lên án bá quyền Trung Cộng tại Đối thoại Shangri-La 2018

- Quảng Cáo -

Quê Hương – Cali Today news|

Trong lúc Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án những động thái gia tăng quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông trong thời gian qua tại Đối thoại Shangri-La 2018, thì Việt Nam liên quan trực tiếp đến chủ quyền lãnh hải bị đe dọa lại vẫn những phát biểu nhiều người nghe hoài bắt thuộc làu của đại diện Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ông Ngô Xuân Lịch…

Đối thoại Shangri-La hay còn gọi Hội nghị thượng đỉnh An ninh Châu Á, đây là diễn đàn an ninh quan trọng bậc nhất trong năm . Năm 2018, Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 (Lần thứ 1 vào năm 2002) chính thức khai mạc vào ngày 1/6 vừa qua tại Singapore.

Tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 có sự góp mặt của các quan chức quốc phòng cấp cao đến từ 40 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương cùng nhiều học giả hàng đầu trong khu vực. Dự kiến Đối thoại Shangri-La 2018 diễn ra trong ba ngày từ ngày 1-3/6/2018.

- Quảng Cáo -

Vấn đề hòa bình, phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông vẫn là hai vấn đề “nóng bỏng”, được thảo luận nhiều nhất mỗi khi có Đối thoại Shangri-La diễn ra trong nhiều năm qua và Shangri-La 2018 cũng vậy.

Trong bài phát biểu của đại diện Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông James Mattis ngoài việc đề cập đến vai trò và tầm ảnh của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương mà còn lên án các hành động gia tăng quân sự của nhà cầm quyền Trung Cộng gần đây trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông James Mattis tại Hội nghị Shangri-La 2018.

Và thực tế cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia đã có những động thái cứng rắn, mạnh mễ đối với động thái gia tăng quân sự của nhà cầm Trung Cộng ở Biển Đông trong mấy tháng vừa qua như : Lên án Trung Cộng lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B tại các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Cộng gọi là những hành động cần thiết để bảo vệ các căn cứ vì vấn đề an ninh quốc gia. Trước đó vào tháng 3/2018, theo cái gọi là “hoạt động huấn luyện thường xuyên” của mình, Trung Cộng đã cho quốc tế thấy một cuộc tập trận quy mô của hàng chục tàu hải chiến cùng tàu sân bay Liêu Ninh ở gần đảo Hải Nam. Rồi vào tháng 4/2018, nhà cầm quyền Trung Cộng cho hai chiến đấu cơ cất và hạ cánh xuống bãi đá Vành Khăn, cho lắp đặt các thiết bị làm nhiễu và nghẽn sóng tại bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn…

Trước những động thái gia tăng quân sự quá rõ ràng của Trung Cộng tại Biển Đông, ngang ngược tại chủ quyền lãnh hải đã cưỡng chiếm của Việt Nam. Dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc phòng cấp cao của Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ông Ngô Xuân Lịch đã có bài phát biểu vào hôm nay ngày 2/6/2018 trong phiên thảo luận thứ 3. Bài phát biểu của Bộ trưởng Lịch có chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”.

Trích dẫn từ những nguồn thông tin của báo đài Nhà nước Việt Nam, thông điệp mà ông Lịch muốn gửi đến những đại diện cấp cao của 40 quốc gia, chuyên gia có mặt tại Đối thoại Shangri-La 2018 là:“Độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng của an ninh, hòa bình và phát triển”.

Ông Lịch nói cần hành xử có trách nhiệm của tất cả các bên, nhất là các nước lớn; gánh vác trách nhiệm trong nỗ lực chung của khu vực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Đặc biệt, ông Lịch còn nói Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) là một mẫu hình hợp tác, liên kết thành công của các nước vừa và nhỏ đến năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch của Hiệp hội này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Lịch không phủ nhận tình hình bán đảo Triều Tiên gần đây đã có những tín hiệu tích cực nhưng để có việc kiến tạo hòa bình- hợp tác ở Bán đảo Triều Tiên, ông Lịch nói vẫn còn là một con đường dài đầy khó khăn, trắc trở.

Còn liên quan đến vấn đề Biển Đông, dư luận Việt Nam bấy lâu nay vẫn đặc biệt quan tâm đến những phản ứng của giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trước những động thái gây hấn, gia tăng căng thẳng quân sự trên Biển Đông đến từ nhà cầm quyền Trung Cộng. Tại Đối thoại Shangri-La 2018, trong bài phát biểu ông Lịch cũng có dành một phần nói đến vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, thông dõi qua những gì đăng tải của báo đài nhà nước Việt Nam cho thấy phát biểu của ông Lịch vẫn giống như nhiều phát biểu của giới đại diện cấp cao Cộng sản Việt Nam khác là không dám nói thẳng vào sự hung hăng của bá quyền Trung Cộng, nói chung chung rằng, kiên định và ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)…v.v…dư luận quan tâm ở Việt Nam nghe bắt học thuộc làu mà chưa thấy động thái phản ứng nào tạm gọi là mạnh mẽ. Trung Cộng vẫn bất chấp Việt Nam và Quốc tế để ngày càng hiện thực hóa những hành động bá quyền trên Biển Đông hết sức rõ ràng.

Tuy nhiên, được phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2018 là một vinh dự to lớn của riêng cá nhân Bộ trưởng Lịch và của Việt Nam nói chung. Năm 2017, Việt Nam có cử đại diện tham dự Shangri-La nhưng không được bước lên bục phát biểu bởi dẫn đầu đoàn chỉ là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng./.

- Quảng Cáo -

65 CÁC GÓP Ý

  1. Mọi việc cho thấy ngày càng lộ rõ cái chủ quyền đã “cầm thế” lâu nay, và giờ đã vượt khả năng “chuộc lại”, nên đám lãnh đạo đang tìm cách bán luôn trước khi tháo chạy.

  2. Đừng Sợ Hãi ,Đừng Sợ Hãi
    Đây là câu nói của Đức Giáo Hoàng Jean Paul đệ nhị nói với các công nhân trong nghiệp đoàn Solidarnosc (‘Đoàn kết ) khi ngài trở về quê hương Ba Lan ,lúc ấy chính quyền Cộng Sản Ba Lan đã thủ tiêu vị giám mục Công giáo của thành phố để răn đe cuộc nỗi dậy , dù dưới chế độ CS từ sau đệ nhị thế chiến ,nhưng với dân trí cao ,lời nói khuyến khích đã được phát đi , đã được hiểu và được thực hành lôi theo sự sụp đổ của toàn thể khối cộng sản Đông Âu và Nga..Sô, Đãng mất đi có Đãng khác nhưng đất nước nầy mất đi thì sẽ chẳng có nơi nào nữa để gọi nó là Việt Nam,nên ngày trước khẩu hiệu của các trường sĩ quan Là Tổ Quốc trên hết …
    Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm …. Tổ Quốc Danh Dự Đại Duong ..vân vân ..Cả lãnh đạo CS VN giờ đây câm nin vì đã được Trung Cộng nhét tiền bán nước đầy mõm, chống Tàu thì nó đưa ra chứng cớ hình ảnh ,nên đâm lao phải theo lao,ngoài ra những ai chống Tàu thì sẽ bị tình báo Hoa Nam hay được mời sang Bắc kinh và bị ám sát bằng Polonium như Ng Bá Thanh ,Trọng Lú già rồi 72 tuổi nhưng vẫn rất sợ chết bỏ lại tài sản to lớn không được hưởng thụ là mối quan tâm ..xin lỗi Quan Ngại của các Đảng viên cao cấp ,thế nên chỉ còn trông cậy vào sự nỗi dậy của người dân yêu nước , đứng lên xua đuổi bọn Tàu ra khỏi đất nước ,biển đảo của cha ông để lại, Đừng Sợ Hãi ,Đừng Sợ Hãi trước viễn ảnh đất nước lâm nguy ..Hãy nhìn anh chàng bán rau Mohamed Bouazizi đã là mồi lửa cho cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisie , anh ta đã tự thiêu để mọi người đứng lên ,chứ không như Thich Quảng Đức không được gọi là tự thiêu mà là ám sát của cán bộ Công Sản nằm vùng đổ xăng khi ông ngồi và cùng họ đã châm lửa ,tự thiêu phải là chính tay ông đổ xăng và bật lửa .
    . Sự thật có hình ảnh minh chứng thì đừng gian đối với lịch sử ..Đấy cũng là 1 sự đóng góp bẩn thỉu để làm ngã gục 2 nền Công Hóa của VNCH

  3. Các quan bán nuóc rôi lây dâu mà lên tiêng chī có dân có quyên lên tiêng nêu không lên tiêng thì nguòi dân sē khô lám vì thàng tàu nó ác lám cú nhì tây tang là biêt ,nó giêt nguòi lây nôi tang dê diêt chūng ,cã thê giói ai cūng thây nhung nói chung nuóc nào lo nuóc ây ,hoac có phãn dôi lē tē thôi cūng chång giúp gì duoc ,các quan ngâm tiên nhân dân tê nhiêu quá nên chång thây ai nói dên kiên tàu ra tòa án quôc tê mà còn cú ruóc nó vào Viêt nam càng ngày càng nhiêu

  4. NHÌN LẠI LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ
    Sự thối nát về chính thể + sự hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn đã đưa cả dân tộc Việt vào vòng nô lệ!
    Trông về quá khứ lịch sử để xem xét hiện tại mà suy ngẫm !
    (Lập bảng về 4 hiệp ước bán nước của nhà Nguyễn với Pháp (hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Quý Mùi, hiệp ước Hác-măng, hiệp ước Pa-tơ-nốt) theo nội dung: Tên hiệp ước, thời gian, hoàn cảnh, nội dung, hệ quả )
    1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
    * Hoàn cảnh:
    Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
    triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
    – Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
    – Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến……
    Nhận xét:
    – Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
    – Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
    Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
    2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
    * Hoàn cảnh:
    – Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
    – Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
    * Nội dung:
    – Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
    – Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.
    Nhận xét:
    – Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
    – Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
    3. Hiệp ước Quý Mùi:
    * Hoàn cảnh:
    – Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
    – Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
    – Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
    – Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac – măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
    + Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
    > Nhận xét:
    – Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
    Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
    4. Hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884
    * Hoàn cảnh
    – Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
    – Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa – tơ – nốt ngày 6/6/1884
    Nhận xét :
    – Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
    Kết luận chung:
    – Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có đủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 – 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here