Paulus Lê Sơn
Trong những ngày nay, trên không gian mạng dư luận rầm rộ bàn tán về ông Hòa Thượng mới viên tịch có tới tận 50 năm tuổi đảng. Đó là Hòa Thượng Thích Thanh Sam, đã viên tịch vào hồi 6 giờ 30 ngày 12 tháng 3 năm 2018. Ông được báo đảng loan tin một cách tất bật với nhiều thành tích như:
1. Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba;
2. Huân chương Kháng chiến hạng Nhì;
3. Huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân;
3. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng;
4. Bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự GHPGVN;
… và nhiều Bằng khen, Giấy khen của lãnh đạo tỉnh Hà Bắc, tỉnh Bắc Ninh ( Báo Giác Ngộ Online).
Những thông tin về vị Hòa Thượng mới viên tịch được đảng cấp nhiều bằng khen với huy hiệu 50 năm tuổi đảng có lẽ không mấy ngạc nhiên với nhiều người hiểu biết, nhưng đại đa số người dân Việt Nam thì có lẽ hết sức bất ngờ và đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao một nhà tu lại là đảng viên của một đảng vô thần ?
Tim hiểu lịch sử về vấn đề này, chúng ta có được những thông tin vô cùng kỳ quặc, kỳ quặc hơn những gì mà dư luận đang bàn tán xôn xao về ông Hòa Thượng mới qua đời.
Trước đó, theo vi.wikipedia bách khoa toàn thư mở viết Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927- 26 tháng 11 năm 2011) là một trong những lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự, nguyên là trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình). Hòa thượng cũng là một chính khách, là Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12 và được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ được đảng cộng sản giao cho hàng loạt chức tước, nhiệm vụ khác nhau. Người đời gọi là “Hòa thượng của Phật giáo Quốc doanh trong chế độ cộng sản thì phải như vậy”
Một ngôi trường là cái nôi đào tạo ra các sĩ quan an ninh của cộng sản , trong 15 khoa đào tạo chuyên biệt, trong đó có lĩnh vực an ninh tôn giáo. Không có sách vở hay tài liệu chính thức nào được công bố về việc đào tạo an ninh trở thành các lãnh đạo tôn giáo nhưng, sự thật, nhiều an ninh nằm vùng trở thành những nhà lãnh đạo trong các tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, nhất là đối với Phật giáo Quốc doanh.
Quả thật, Đạo Phật bị biến tướng để cho đảng cộng sản kiểm soát, do đó mà có kiểu Phật giáo không tách rời chủ nghĩa xã hội (bảng hiệu PGVN.) Trong bài luận của ĐĐ. Thích Thanh Thắng – Uỷ viên Ban Văn hoá TW GHPGVN chỉ ra một ý niệm hoàn toàn trần tục và thế quyền được song hành với Phật giáo “ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC – CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”, “Phật giáo thời đại Hồ Chí Minh phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy triết học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”
Những câu từ như “Một nửa là chủ nghĩa Mác-xít và một nửa là Phật giáo”, tôn sùng ông Hồ Chí Minh lên bậc thần, bậc phật được ông ĐĐ Thích Thanh Thắng nhắc đi nhắc lại.
Tôi không phải là một Phật tử của Phật giáo thuần thành, về nền tảng cơ bản của Giáo lý, niềm tin thì tôi không thể nắm tỏ tưởng. Dù vậy, khi tìm hiểu về một số “nhà sư làm chính khách”, tôi như cảm thấy những ông sư này đang tục hóa, thế sự dục vọng căn tính của đạo Phật.
Tại Việt Nam, nhiều chùa chiền mang đậm màu sắc chính trị với những băng rôn, khẩu hiệu, thậm chí cờ đảng búa liềm được giăng mắc khắp khuôn viên trong chùa, nhất là những ngày lễ lạt. Còn có tượng của ông Hồ Chí Minh ngồi trên bệ thờ trong tam điện.
Phật giáo tại Việt Nam hiện nay có 2 dòng, được gọi là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
Trong sinh hoạt Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thường bị đàn áp, ngăn trở. Từ sau tháng 4 năm 1975, Giáo Hội này đã bị chánh quyền đàn áp một cách kịch liệt, nhằm cô lập tôn giáo này vì họ biết giáo hội này có một mạng lưới quần chúng rất lớn rộng, tới tận các làng, thôn và có rất nhiều cơ sở văn hóa, giáo dục, đại học, y tế… còn có những cuộc đàn áp bằng võ lực, như vụ thảm sát hòa thượng Thích Thiện Minh, bắt các tăng sĩ phải vào bộ đội, gởi sang Campuchia, một số khác bị đưa vào trại cải tạo.
Trong khi đó, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam của nhà nước được cho thành lập năm 1981, trụ sở đặt tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội. vận động được một số thượng tọa, trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũ, đứng ra thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoàn toàn mới. Đảng, Mặt trận tổ quốc, an ninh tôn giáo gần như nắm toàn bộ Giáo hội Phật giáo quốc doanh này.
Thật vậy, không có lạ gì khi có nhiều nhà sư là những chính khách phục vụ cho đảng, nắm giữ những chức vụ quan trọng, có tuổi đảng nhiều hơn tuổi tu. Trong một môi trường “phật đảng” như vậy thì việc việc ông Hồ, ông Giáp và ông Trọng đã, đang được phong tụng làm Bồ Tát vẫn có nhiều người quỳ gối khấn vái là đúng quy trình theo ý của đảng cộng sản rồi.
Leave a Comment