Trả lời: quản lý rủi ro kém, tình trạng vỡ nợ ngân hàng và rủi ro chính trị gia tăng
Việt Nam đã chứng kiến ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài rút vốn ra khỏi nền kinh tế yếu kém, dấu hiệu mới nhất cho thấy tất cả đều không phải tốt như là các quan chức Đảng Cộng sản thường nghĩ. Cuộc tháo chạy ra nước ngoài bắt đầu vào năm 2015, tập trung vào năm 2016 và gia tăng đáng kể hồi năm ngoái.
Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã bán chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho Ngân hàng quốc gia Việt Nam (VIB), chi nhánh này có từ năm 2008. Tháng 9, HSBC Việt Nam rút vốn đầu tư ra khỏi Techcombank, hành động được cho là rút vốn ra khỏi các từ ngân hàng “không cốt lõi”.
Vào giữa tháng 12, ANZ đã đóng cửa sau một vụ giao dịch chuyển giao hai chi nhánh bán lẻ, sáu văn phòng giao dịch và 125.000 khách hàng cá nhân sang Ngân hàng Shinhan. Tháng trước, ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã bán hết 18,7% cổ phần trong Ngân hàng Phương Đông (OCB) TP. Hồ Chí Minh sau một thập kỷ hợp tác.
Standard Chartered cũng đi theo liền sau đó khi bán toàn bộ 8,75% cổ phần trong ngân hàng ACB vào tháng Giêng sau 12 năm làm đối tác.
Các công ty con của Standard Chartered APR Standard Chartered và Standard Chartered (Hong Kong) đã bán 154 triệu cổ phiếu cho một nhóm các công ty đầu tư. Trước đó, ngân hàng này đã rút các đại diện ra khỏi hội đồng quản trị của ACB vì những lý do không rõ ràng.
Các ngân hàng nước ngoài đang đổ xô đi rút vốn ra khỏi Việt Nam bất chấp hiệu suất thị trường chứng khoáng mạnh năm ngoái , với chỉ số chính tăng 47%. Chỉ số chuẩn tiếp tục tăng trong năm nay.
Nhưng có thể sẽ có thời điểm khó khăn về tài chính sắp tới đây.
Một số nhà phân tích tài chính suy đoán các ngân hàng nước ngoài đã rút vốn do việc triển khai Luật sửa đổi về các tổ chức tín dụng, trong đó cho phép các ngân hàng phá sản nộp đơn xin phá sản. Quy định này có hiệu lực vào ngày 15 tháng 1 năm nay.
Việc thoái vốn cũng có thể là dấu hiệu cho sự thay đổi quyết định vào sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với hệ thống tài chính và triển vọng kinh tế dài hạn của đất nước. Kỳ vọng lãi suất tăng ở Mỹ và Liên minh châu Âu sau gần một thập niên ở mức gần bằng không cũng có thể là một yếu tố.
Lê Đăng Doanh, một trong những nhà kinh tế học cao cấp nhất của Việt Nam, tin rằng xu hướng này bắt đầu thay đổi vào năm 2016 và tăng mạnh hồi năm ngoái khi các quỹ đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu lên tới 400 triệu USD trên thị trường trong nước.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng trong nước cho rằng việc các ngân hàng nước ngoài bán tháo chủ yếu do tỷ lệ nợ xấu cao và quản lý rủi ro không hiệu quả tại các tổ chức tài chính trong nước. Nhiều ngân hàng nước ngoài đã có một cái nhìn bên trong về hoạt động của các ngân hàng trong nước thông qua quan hệ đối tác chiến lược và các thỏa thuận chung khác.
Các phương tiện truyền thông nhà nước và các quan chức Đảng, mặt khác, xem việc rút vốn của nước ngoài là những động thái “cục bộ” và không phải là dấu hiệu của một xu hướng thu hút vốn tập trung.
Các báo cáo gần đây cho thấy nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam đã lên đến 600 nghìn tỷ đồng (26,6 tỷ USD), hầu hết không được khôi phục lại thông qua việc phá sản hoặc thanh toán bù trừ tài sản cố định.
Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua lại hơn 300 nghìn tỷ đồng (13,3 tỷ USD) khoản nợ xấu nhưng mới chỉ bắt đầu thực hiện quyền thu giữ tài sản thế chấp, theo Nghị quyết 42 về giải quyết các khoản nợ xấu.
Một số nhà phân tích dự đoán rằng có đến 10 trong số 30 ngân hàng thương mại chính của cả nước sẽ đệ đơn xin phá sản ngay khi Luật về các Tổ chức tín dụng cho phép sửa đổi. Các nhà phân tích này suy đoán việc phá sản sẽ làm giảm đi một nửa số tổ chức tín dụng hiện đang hoạt động.
Việc hợp nhất do nhà nước lãnh đạo là nhất thiết, nhưng không rõ ràng là các nhà chức trách sẽ cóthể duy trì được sự ổn định của hệ thống trong quá trình này hay không. Vào cuối năm 2016, chính phủ đề xuất kế hoạch phá sản ngân hàng được Quốc hội chính thức thông qua vào tháng 6 năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 21/2017 về phí bảo hiểm, có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Quyết định này cho biết mức bồi thường cho mỗi một tài khoản tiền gởi được bảo hiểm sẽ bị giới hạn ở mức 75 triệu đồng (3.300 đô la Mỹ) trong trường hợp phá sản.
Hơn nữa, các ngân hàng phá sản phải nộp tài sản cho cơ quan thuế trước khi thanh toán cho khách hàng. Các nhà phân tích tài chính cảnh báo có rất ít hoặc không có an toàn cho khách hàng tại các ngân hàng với vốn điều lệ nhỏ.
Với nợ công cao và dự trữ ngoại tệ thấp, Việt Nam có nguồn tài chính hạn chế để giải cứu các ngân hàng bị phá sản và duy trì sự ổn định của hệ thống. Điều đó có thể giải thích tại sao Thủ tướng Phức cảnh báo vào tháng 1 năm 2017 rằng hệ thống tài chính quốc gia “có thể sụp đổ” nếu tăng nợ công không giảm.
Ông nói rằng mức nợ trần của chính phủ ở mức 65% GDP, sau đó chính thức ở mức 64,73%, thực sự đã bị phá vỡ nếu biện pháp này được “tính toán đầy đủ”. Điều đáng chú ý là cảnh báo khôngđược giải thích chi tiết này được đưa ra trước khi đề cập sự lo ngại thị trường về khả năng thanh toán của một số ngân hàng trong nước.
Không rõ có bao nhiêu ngân hàng nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam gần đây đã lo ngại về nguy cơ chính trị tiềm tàng của tình trạng phá sản ngân hàng đột ngột. Tuy nhiên, tất cả các ngân hàng nước ngoài đã hoạt động tại Việt Nam đều biết cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro chính trị ở các quốc gia họ đầu tư.
Công ty Maplecroft, một công ty tư vấn rủi ro của Anh, trước đây liệt kê Việt Nam (cùng với Thổ Nhĩ Kỳ) là nước có nguy cơ chính trị cao nhất trong số 15 quốc gia có nguy cơ cao trên toàn cầu.
Những rủi ro này đã tăng lên kể từ khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trừng phạt tham nhũng, một chiến dịch đã bắt giữ một số cán bộ cấp cao, bao gồm một thành viên Bộ Chính trị, nhưng cũng có những chỉ dấu của việc thanh trừng chính trị.
Sự kết hợp giữa phá sản ngân hàng sắp xảy ra, sự bất hòa nội bộ đảng và những dấu hiệu cho thấy sự bất mãn ở cấp cơ sở có thể là đủ để thuyết phục nhiều ngân hàng nước ngoài từ bỏ ngân hàng trong nước và thoái vốn.
Và mặc dù các quan chức của Đảng khẳng định tình hình đang được kiểm soát tốt, vấn đề đặt ra là ngân hàng nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài nào tiếp theo sẽ bỏ đi./.
Leave a Comment