Sang đến năm 2018 Nguyễn Phú Trọng buộc phải làm một việc là giới thiệu người kế nhiệm tổng bí thư. Đây là một vấn đề hóc búa với Trọng trong thời điểm này, bản thân Trọng muốn tiếp tục ngồi hết nhiệm kỳ và thậm chí là sửa đổi điều lệ đảng để làm tiếp nhiệm kỳ sau. Việc sửa đổi điều lệ đảng đối với Trọng không có gì khó khăn, Trọng đã từng ra nhiều nghị quyết trái với điều lệ đảng để phong mình là ” trường hợp đặc biệt ”, một khi đã là trường hợp đặc biệt thì Trọng không cần phải chịu bất kỳ điều lệ, điều luật nào của đảng, hiến pháp, pháp luật quy định cả.
Nhưng phần lớn các đồng chí của Trọng nhịn để Trọng làm càn, bởi họ nghĩ rằng Trọng sẽ rút về trước khi hết nhiệm kỳ để khỏi mang tiếng tham quyền cố vị. Chính vì suy nghĩ này họ để cho Trọng làm càn, nhưng nếu Trọng té nước theo mưa tranh thủ định ngồi tiếp tục thì tất làn sóng phản đối trong trung ương sẽ dấy lên.
Song song với việc tính nước ở lại, Trọng phải phòng xa là giới thiệu cho người kế nhiệm mình. Để về hưu mà vẫn giữ được ảnh hưởng, Trọng cần phải chọn người kế nhiệm thân tín và kẻ đó chưa đủ sức vượt mặt Trọng để làm việc với quan thầy Trung Cộng.
Mặt khác Trọng tìm mọi cách áp chế các đối thủ tranh chức với Vượng, kẻ đáng ngại nhất hiện nay là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người có khả năng được nhiều lá phiếu trong trung ương hơn Vượng vào cương vị tổng bí thư.
Sau khi loại trừ được ứng cử viên Trần Đại Quang bằng vấn đề sức khoẻ, Trọng bắt đầu mở chiến dịch nhằm vào Nguyễn Xuân Phúc. Bắt đầu từ việc cho báo chí vạch ra những con số kinh tế mà chính phủ báo cáo láo, tiếp đến Trọng cho lập đoàn thanh tra của Ban Bí Thư thanh kiểm tra hoạt động của chính phủ.
Nguyễn Xuân Phúc phản ứng khá cương quyết, khác hẳn với bản tính dễ bảo và ươn hèn mà ông ta hay thể hiện với cấp trên trước đây. Phúc đã đi đến điểm cuối của con đường làm tay chân, giờ vị thế của Phúc không còn là lúc phải quy luỵ ai trên đầu mình nữa. Hất bỏ vẻ ươn hèn xu nịnh thường có, Phúc cho thanh tra lại đất đai Hà Nội từ thời Trọng làm bí thư thành uỷ. Tiêu điểm là vụ Ciputra dính đến việc Trọng tham nhũng, nhận hối lộ hàng ngàn tỷ. Từ hàng ngàn tỷ do được chia từ Ciputra mà Trọng có tiền leo tiếp lên chủ tịch quốc hội, phần tiền còn lại con trai của Trọng là Nguyễn Trọng Trường đã dùng đầu tư vào các dự án BOT.
Dự án BOT là dự án đặc quyền được phân chia cho các thái tử đảng, như một dạng ngày xưa thời phong kiến các thân vương được phân ấp. Theo lệ thì cứ con của thái tử thuộc khối đảng sẽ được chia phần trong dự án này. Con của Ngô Văn Dụ, Phạm Quang Nghị, vợ của Nông Đức Mạnh…và con của Nguyễn Phú Trọng đều có dự án BOT trên mọi miền đất nước. Khi Trần Quốc Vượng vào Bộ Chính Trị cũng như Phạm Minh Chính, cả hai đều được chia phần dự án BO. Nhưng cặp đôi này còn muốn nhiều hơn, dó đó đã thôn tính dự án sân bay Long Thành làm nguồn lợi riêng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngăn chặn việc đầu tư đất ở sân bay Long Thành, đồng thời Phúc cũng dằn mặt cả khối đảng khi chỉ đạo ngừng việc thu phí ở trạm BOT Cai Lậy. Đến đây chúng ta hiểu vì sao những BOT đã hoạt động nhiều năm, nhưng đến thời điểm này lại có làn sóng phản đối dữ dội và động thái của chính quyền, công an, báo chí nhiều khi bất nhất với nhau.
Để ngăn chặn âm mưu của Phúc nhằm vào nguồn lợi của khối đảng tại sân bay Long Thành và các dự án BOT. Trọng đã làm một điều trái với hiến pháp, đó là đòi được tham dự cuộc phiên họp của chính phủ, nhằm ngăn không cho Phúc chỉ đạo được các bộ, ngành triển khai tấn công các dự án sân sau của khối đảng đã nêu trên.
Trước đó vài tháng, phe đảng đã dùng uỷ ban kiểm tra trung ương nhằm loại trừ những thế lực của Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Xuân Phúc ở Đà Nẵng. Đây là căn cứ địa dồi dào tiềm năng vật chất, cũng là nơi đang có những dự án mầu mỡ trị giá hàng ngàn tỷ. Phe của Trọng đã loại trừ được Nguyễn Xuân Anh dễ dàng, vì thế lực của Xuân Anh dựa vào ông bố Nguyễn Văn Chi đã về hưu, nên sức đề kháng không còn mạnh. Nhưng với Huỳnh Đức Thơ tay chân của Nguyễn Xuân Phúc thì uỷ ban kiểm tra trung ương bất lực, cơ quan này chỉ ra được mức độ cảnh cáo đảng đối với Huỳnh Đức Thơ. Việc phế truất Thơ trên cương vị chủ tịch Đà Nẵng lại phải cần đến Phúc quyết định. Phúc đã chơi một trò rất nhạo báng và trơ tráo, đó là cũng cảnh cáo Thơ y như trung ương, nhưng chức vụ vẫn để nguyên. Mất Huỳnh Đức Thơ tức Nguyễn Xuân Phúc mất sự ủng hộ ở miền Trung, mất đi nguồn tài lực rất lớn để hậu thuẫn cho mình. Bởi thế Nguyễn Xuân Phúc phải giữ Thơ bằng mọi giá, kể cả thí người khác hoặc là phải nhượng bộ ngừng tấn công các dự án BOT và sân bay Long Thành để đổi chác cho Thơ được bình yên.
Ông Trần Minh, cựu chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thổ lộ, ngày trước đó cơ quan công an đã định bắt Huỳnh Đức Thơ vì đầy đủ chứng cứ ở dự án Vầng Trăng, nhưng không hiểu vì sao Huỳnh Đức Thơ thoát nạn.
Chắc ông Minh không dám nói, việc Thơ không bị bắt hồi đó và bây giờ Thơ không bị sao, là do Nguyễn Xuân Phúc đỡ đầu. Những dự án phát nát Sơn Trà thực chất là Thơ đứng đằng sau tổ chức, nhưng Phúc và Thơ huy động dư luận đổ lỗi cho Nguyễn Xuân Anh. Mọi người cứ nghĩ Xuân Anh là bí thư to nhất thì đương nhiên là người làm, nhưng không mấy ai nghĩ Xuân Anh mới nhậm chức bí thư một năm, mà dự án biệt thự Sơn Trà đã có trước đó vài năm. Đến nay một số biêt thự này đã được Phúc và Thơ hứa hẹn tặng cho vài lãnh đạo cao cấp để mua sự bao che cho Huỳnh Đức Thơ. Đặc biệt Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị cho Lê Viết Lam, tập đoàn Sun Group tung tiền đi mua chuộc các báo chí ngừng đưa tin những bài liên quan đến Huỳnh Đức Thơ. Tập đoàn Sun Group đang thao túng toàn bộ các dự án đất vàng tại Đà Nẵng, chuyện tồn tại của Huỳnh Đức Thơ cũng chính là tồn tại lợi ích của tập đoàn, đích thân thủ tướng dặn dò Lê Viết Lam tung tiền mua chuộc các báo chí. Mặt khác để hỗ trợ cho Huỳnh Đức Thơ, nhân phiên họp ngày 7 tháng 12 về vấn đề truyền thông và mạng xã hội, Phúc chỉ đạo công an phải bắt những đối tượng chuyên nói xấu lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ trên mạng xã hội…tức ngầm hiệu đe doạ những ai cố tình đụng đến Huỳnh Đức Thơ trên truyền thông.
Trước dư luận phán đối và phán quyết của uỷ ban kiểm tra trung ương với Huỳnh Đức Thơ, việc Nguyễn Xuân Phúc giữ được cho Thơ tồn tại trước mọi búa rìu là một việc cực khó, nhất là việc tồn tại của Thơ như thách đố chiến dịch làm trong sạch đảng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thơ sa đoạ vợ bé, con riêng, nhà cửa, biệt thự vố số (đã nêu chi tiết địa chỉ, diện tích ở các kỳ trước), có cổ phần ở nhiều công ty trên địa bàn Đà Nẵng, Thơ ăn đất đai từng suýt bị Nguyễn Bá Thanh bắt tù, nhưng Phúc che chắn qua ( lời kể của ông Trần Văn Minh cựu chủ tịch Đà Nẵng )….
Với từng ấy tội rành rành, nhưng Thơ vẫn không hề sao. Dư luận khó hiểu khi thấy tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không dám nhắc dù bóng gió đến Huỳnh Đức Thơ, mặc dù Trọng rất to mồm với các trường hợp khác. Sự thật chỉ là Trọng đã bị Phúc nắm những điểm yếu như tham nhũng thời làm bí thư Hà Nội và con trai Trọng tham gia nhóm thái tử đảng làm chủ những dự án BOT. Chỉ cần một kết luận thanh tra chính phủ được tung ra cho báo chí, cuộc đời và sự nghiệp trong sáng của đồng chí tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xuống hố cứt. Trọng sợ Phúc làm liều, nên không dám thẳng tay ngay mà âm thầm tính mưu lạt mềm buộc chặt để triệt hạ Phúc. Bởi lý do này mà Trọng không dám đụng đến Thơ ngay bây giờ.
Cộng sản đều khốn nạn như nhau, điều mà mọi người hay nói, nhưng nếu phải chọn một trong những kẻ là Phúc và Trọng hay Vượng làm tổng bí thư, thiết nghĩ Nguyễn Xuân Phúc còn có hy vọng mang lại thay đổi cho đất nước. Bởi y là kẻ cơ hội, thủ đoạn thật, háo danh, hám lợi… nhưng chính vì thế y không bị ràng buộc vào những giáo điều tệ hại của chủ nghĩa cộng sản. Nếu có lợi thì Trung Quốc hay Phương Tây hắn cũng sẵn sàng chạy theo miễn có lợi ngay trước mắt. Ít ra Phúc cũng để con cái học hành bên Mỹ, đó là điểm mà y hơn hẳn những tên lãnh đạo giáo điều
Leave a Comment