Quảng Cáo

Tham nhũng vì lương thấp hay lòng tham?

Phạm Trọng Đạt

Quảng Cáo

Lý Thái Hùng

Đó là chủ đề mà báo Tuổi Trẻ hôm 22 tháng 10 vừa qua có một bài phỏng vấn khá nhiều quan chức của đảng CSVN lên tiếng. Đa số đều cho rằng không vì lương thấp mà cán bộ hư hỏng hay tha hóa mà do sự giáo dục lơ là, kiểm tra, giám sát không chặt chẽ khiến cho lòng tham của con người gia tăng tùy theo vị trí trong công tác.

Gs Đinh VănTiến

Giáo sư Đinh Văn Tiến, nguyên phó giám đốc Học viện hành chính quốc gia cho rằng do công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức còn quá YẾU KÉM khiến cho không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt, kể cả lãnh đạo cao cấp đã thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức.

Phát biểu nói trên, dường như trở thành một điệp khúc từ cửa miệng của quan chức đảng, nhà nước ở Trung ương lẫn địa phương đều đổ cho việc giáo dục và quản lý yếu kém khiến cán bộ tham nhũng tha hóa. Do đó mà có người mới đề nghị lập… viện dạy đạo đức.

Câu hỏi đặt ra là giáo dục và quản lý đã yếu kém như thế nào mà chữa không được để nạn tham nhũng, tha hóa của cán bộ trở thành “quốc nạn” kéo dài hàng chục năm qua.
Hết đời ông Tổng bí thư này qua đến ông Tổng bí thư khác đều nói đến vấn đề chống tham nhũng, qua đó kêu gọi tăng cường giáo dục, kiểm tra cán bộ, đảng viên trong các kỳ họp Trung Ương… nhưng đâu vẫn còn đó.

Con người bị hư hỏng, tha hóa không phải do chức vụ cao thấp, hay lương cao, lương thấp và cũng không do công việc làm. Nếu chỉ dựa vào những yếu tố này, người ta chỉ thấy ở ngọn chứ không nhìn ra cốt lõi của vấn đề chính là môi trường sống và công việc chung quanh.

Khi môi trường sống đầy dẫy những bất an, nhũng nhiễu và nhất là muốn có một công việc làm ổn định phải lọt vào những “liên minh ma quỷ” chính là lúc sự tha hóa bộc phát.

Nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay, bộ máy quyền lực chòng chéo giữa đảng, nhà nước, mặt trận đã tạo ra không biết bao nhiêu liên minh ma qủy từ cấp thấp đến cấp cao, buộc con người trong những bộ máy đó dù không muốn tha hóa cũng bị cuốn vào nếu không sẽ bị chính bộ máy đó nghiền nát.

Phạm Sỹ Quý

Cụ thể nhất hãy nhìn vào trường hợp ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã bị Thanh tra chính phủ kết luận hôm 23 tháng 10 rằng đã mắc hàng loạt vi phạm nào là không kê khai tài sản về hàng chục ngàn vuông đất nông nghiệp đứng tên người vợ; hai vợ chồng vay mượn đến 19,5 tỷ đồng mà không kê khai; hay xây dựng một số công trình to lớn nhưng không hề xin phép vân, vân…

Dựa trên vi phạm này, Thanh tra chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phải làm rõ trách nhiệm cán bộ ở Cục thuế vụ Tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vân, vân…. là những cơ quan đã cấp các giấy phép cho hai vợ chồng ông Phạm Sỹ Quý….trở nên tha hóa.

Sự tha hóa của ông Phạm Sỹ Quý không chỉ mới xảy ra mà đã kéo dài từ năm 2013 đến khi bị phanh phui là 4 năm.

Bao biện, ngoan cố!

Trong 4 năm này, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm Tổng bí thư (từ năm 2012) và rất tích cực trong việc chống…tham nhũng.
Rõ ràng là bộ máy “đảng – nhà nước – mặt trận” nhằm phân công, phần quyền để kiểm tra và thanh tra, nhưng chính nó đã sản sinh ra các liên minh ma quỷ, cấu kết thành phe, thành nhóm thao túng quyền lực để sống còn. Trong tình huống đó ai giáo dục, ai kiểm tra ai?

Do đó việc dựng lò đốt củi, kê khai lý lịch, tăng cường giáo dục chỉ là những biện pháp làm cho lấy có để củng cố đôi chút niềm tin cho những kẻ u mê ở trong đảng.
Thực chất các cuộc thanh tra vi phạm hay những biện pháp kỷ luật được ban hành, rốt cuộc như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói đâu đó: “phe ta đánh phe mình” mà thôi.

Lý Thái Hùng

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux