Quảng Cáo

Thủ đoạn truyền thông của ông Nguyễn Xuân Phúc tại G20

Quảng Cáo

Trong những ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại nước Đức mà Việt Nam được mời tham dự với tư cách Chủ tịch APEC 2017, báo chí và các cơ quan truyền thông ở Việt Nam đồng loạt đưa tin và tường thuật.

Đáng chú ý nhất là sau khi Hội nghị kết thúc, ngày 09/07/2017 tờ Báo điện tử Chính phủ (kênh cung cấp thông tin chính thống của Chính phủ mà người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đăng một bài báo với tựa đề “Hội nghị G20: Sự xác nhận quốc tế với uy tín Việt Nam”:

Nội dung chủ yếu của bài viết là nêu ra sự kiện “báo chí Đức đánh giá cao uy tín, thành tựu phát triển của Việt Nam“. Qua đó cho thấy ý đồ của bài viết là ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một vị Thủ tướng có uy tín đối với quốc tế tại Hội nghị G20 vừa qua, cụ thể bài báo viết nguyên văn như sau:

Tờ Neues Deutschland (Nước Đức mới), một trong những tờ báo uy tín, có lượng độc giả lớn của Đức, đăng tải bài viết của Tiến sĩ Detlef Pries với nhan đề “Việt Nam là sự uy tín”.

Bài báo nhấn mạnh đến việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia hội nghị năm nay mặc dù Việt Nam không nằm trong G20. Tờ báo cho biết đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến TP. Hamburg trên cương vị nước Chủ tịch APEC 2017 và điều này đồng nghĩa với sự xác nhận của quốc tế đối với uy tín của Việt Nam“.

Trước hết chúng ta thử tìm hiểu, có đúng sự thật rằng tờ Neues Deutschland (Nước Đức mới) là một trong những tờ báo uy tín và có lượng độc giả lớn của Đức?

Trước đây khi nước Đức chưa thống nhất, còn chia cắt Đông Đức và Tây Đức, nhật báo “Nước Đức mới” (Neues Deutschland) là cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED). Chúng ta có thể so sánh nó với tờ báo “Nhân Dân” của Việt Nam.

Hiện nay tờ Neues Deutschland vẫn giữ tên cũ và tự xưng là “nhật báo xã hội chủ nghĩa”. Độc giả của nó là chủ yếu ở miền Đông nước Đức, phần nhiều đã trên 60 tuổi – có lẽ là các cán bộ đảng XHCN thống nhất Đông Đức cũ (SED) đọc để hoài niệm.

Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Neues_Deutschland

Nguồn: http://meedia.de/2017/04/24/ivw-blitz-analyse-tages-und-wochenzeitungen-bild-bams-und-wams-verlieren-mehr-als-10-gewinne-fuer-die-junge-freiheit-und-den-freitag/

Bảng thống kê trên cho thấy, hiện nay tờ Neues Deutschland có số ấn bản rất thấp, trong một quí chưa tới 26.000 (so sánh hơn 1,6 triệu ấn bản của tờ báo đứng đầu bảng) và đứng hạng chót trong bảng xếp hạng các nhật báo phát hành toàn Liên bang Đức.

Trong bảng xếp hạng trên (ranking) về mức độ phổ biến (nhiều người biết tới), tờ Neues Deutschland có ranking đứng thứ 2403 tại Đức chứng tỏ nó là tờ báo hầu như ở Đức chả ai biết tới. Đó là so sánh với các tờ báo ở Đức, nếu so sánh với thế giới thì nó còn tệ hơn nữa với rangking đứng hạng thứ 62421.

Nói tóm lại, qua những thống kê khách quan nêu trên, một tờ báo như thế không thể nào gọi là “một trong những tờ báo uy tín và có lượng độc giả lớn của Đức” mà tờ Báo điện tử Chính phủ đã cố tình phóng đại.

Dưới đây là bản gốc tiếng Đức bài báo trên tờ Neues Deutschland (Nước Đức mới) mà tờ Báo điện tử Chính phủ gọi là “bài viết của Tiến sĩ Detlef Pries với nhan đề “Việt Nam là sự uy tín”:

Nguồn: https://www.neues-deutschland.de/artikel/1056437.fuer-vietnam-eine-sache-des-ansehens.html

Khi so sánh với bản gốc tiếng Đức, chúng ta sẽ phát hiện ra 3 điều gian trá (Manipulation) trong bài báo của tờ Báo điện tử Chính phủ:

+ Thứ nhất, tác giả bài báo chỉ là một ký giả bình thường, không phải là một Tiến sĩ như tờ Báo điện tử Chính phủ đã cố ý phong học vị để làm tăng giá trị nội dung bài báo.

+ Thứ hai, tựa đề của bài báo “Für Vietnam eine Sache des Ansehens” (Đối với Việt Nam là vấn đề uy tín) đã bị tờ Báo điện tử Chính phủ dịch sai thành “Việt Nam là sự uy tín“, làm cho ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

+ Thứ ba, đoạn văn này:

Die Sozialistische Republik Vietnam gehört nicht zu den G20, dennoch reist der Ministerpräsident nach Hamburg: Sein Land repräsentiert die Asiatisch-Pazifische Wirtschaftsgemeinschaft (APEC). In Vietnam wird diese Teilnahme auch als Bestätigung für das internationale Ansehen des Staates gewertet“,

thì tờ Báo điện tử Chính phủ đã hiểu và viết như sau:

Tờ báo cho biết đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Hamburg trên cương vị nước Chủ tịch APEC 2017 và điều này đồng nghĩa với sự xác nhận của quốc tế đối với uy tín của Việt Nam“.

Trong đoạn văn trên câu quan trọng nhất:

In Vietnam wird diese Teilnahme auch als Bestätigung für das internationale Ansehen des Staates gewertet.” (Ở Việt Nam sự tham gia này cũng được đánh giá như là sự xác nhận uy tín quốc tế đối với Việt Nam),

đã được “hóa phép” thành:

điều này đồng nghĩa với sự xác nhận của quốc tế đối với uy tín của Việt Nam“.

Không biết tờ Báo điện tử Chính phủ vô tình hay cố ý đục bỏ chữ “In Vietnam” (Ở Việt Nam) để câu văn “biến” thành một nghĩa khác, tương tự như “Cô gái tự khen mình đẹp” trở thành “Các chàng trai quốc tế công nhận cô gái đẹp quá“.

Như những phân tích trên cho thấy, trong bài viết “Đối với Việt Nam là vấn đề uy tín” tác giả chỉ khẳng định “Ở Việt Nam sự tham gia hội nghị G20 cũng được đánh giá như là sự xác nhận uy tín quốc tế đối với Việt Nam “.

Nói tóm lại, trên tờ Neues Deutschland tác giả Detlef D. Pries không hề đặt tựa đề bài viết của mình là “Việt Nam là sự uy tín” và cũng không có dòng chữ nào nói rằng „Việt Nam tham gia Hội nghị G20 là đồng nghĩa với sự xác nhận của quốc tế đối với uy tín của Việt Nam“, như tờ Báo điện tử Chính phủ cố ý trích thuật lại một cách sai lạc hầu tạo cho độc giả một ảo tượng về uy tín quốc tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị G20 ở nước Đức vừa qua.

Ngoài nhật báo Neues Deutschland, tờ Báo điện tử Chính phủ còn trích thuật một bản tin của Hãng thông tấn Đức DPA mang tựa đề “Việt Nam muốn tăng cường quan hệ với Đức”:

Nguồn: http://www.focus.de/regional/rheinland-pfalz/politik-vietnam-will-beziehungen-zu-deutschland-vertiefen_id_7320289.html

Bài viết của DPA ngắn, chỉ vọn vẹn hơn 20 dòng, nhưng không biết tờ Báo điện tử Chính phủ căn cứ vào câu nào, đoạn nào để khẳng định rằng:

“Bên cạnh đó, bài viết cho rằng Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.”

“Nhà nước pháp quyền” chữ tiếng Đức là “Rechtsstaat”. Không khó để nhận ra rằng, trong bản tin ngắn của DPA không hề có chữ “Rechtsstaat” hoặc “rechtsstaatlich”.

Ngược lại, bản tin DPA cho biết trong cuộc gặp và nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều ngày 05/07/2017 tại thành phố Mainz bà Malu Drayer, Thủ hiến bang Rheinland-Pfalz, đương kim Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên bang Đức (Thượng nghị viện), đã đề cập đến vấn đề dân quyền ở Việt Nam, mà nước này năm 2014 đã ban hành một Hiến pháp với những quyền công dân tự do.

Nguyên văn: “Sie habe auch das Thema Bürgerrechte angesprochen, das Land habe allerdings 2014 eine Verfassung mit freien Bürgerrechten verabschiedet.“

Rõ ràng tờ Báo điện tử Chính phủ đã “đổi trắng thay đen” nội dung bản tin của Hãng thông tấn Đức DPA, từ việc “có vấn đề về những quyền cơ bản của người dân Việt Nam” được kiến tạo thành: “đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền“.

Như vậy, với bài viết “Hội nghị G20: Sự xác nhận quốc tế với uy tín Việt Nam” tờ Báo điện tử Chính phủ khi trích thuật báo chí Đức đã dùng những thủ thuật gian trá, thậm chí không ngần ngại „đổi trắng thay đen“ để đánh lừa Bộ Chính trị và độc giả trong nước, nhất là những người không biết tiếng Đức, khiến người dân tin rằng báo chí Đức đã ca ngợi uy tín quốc tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị G20 ở nước Đức vừa qua.

Trung Khoa

Nguồn: Thoibao.de 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux