HÀ NỘI (CTM Media) – Trong những ngày qua trước nguồn tin Bộ Tài Chánh Việt Nam sẽ tăng thuế xăng dầu lên từ 1 000-4 000 đồng/lít lên 3 000-8 000 đồng/lít đã khiến dư luận băn khoăn và phẫn nộ.
Theo giải thích của Bộ này thì tăng thuế xăng dầu để cân bằng ngân sách, bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính Sách Thuế viện dẫn rằng “Xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở diện rộng. Các nước trên thế giới đã đưa xăng dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Bảo Vệ Môi Trường (BVMT) nhằm mục đích bảo vệ môi trường với các tên gọi khác nhau như thuế nhiên liệu, thuế năng lượng, thuế phương tiện…”
Nếu theo đúng lộ trình, có thể giữa tháng 10 năm nay, mức thuế BVMT với xăng dầu sẽ có khung mới và mức tối đa có thể lên tới 8 000 đồng/lít, gấp 2-3 lần so với khung hiện hành.
Bộ Tài chính lý giải việc tăng thuế đối với xăng dầu nhằm bù vào khoản hụt thu từ các hiệp định thương mại. Nhưng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính lo ngại việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Nếu tăng thuế đối với xăng dầu để bù lại thì vô hình trung chính sách này khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài.
Riêng dư luận thì cho rằng việc tăng thuế xăng dầu là để bù đắp vào khoản nợ nước ngoài và qua trái phiếu trong 3 tháng đầu năm 2017, đã lên đến khoảng 70 000 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 2,7 tỷ USD. Vì theo báo cáo của Bộ Tài Chánh cho thấy thu ngân sách từ thuế này rất lớn nhưng chi rất ít. Cụ thể thuế bảo vệ môi trường thu 4 đồng thì chi ra cho mục đích này chỉ khoảng 1 đồng.
Cũng theo dư luận thì nếu nhà cầm quyền thật sự muốn bảo vệ môi trường thì điều có thể làm ngay là hãy “tống cổ” tập đoàn Formosa ra khỏi Việt Nam.
Leave a Comment