HÀ NỘI (CTM Media) – Vào ngày 31 Tháng 3, 2017 báo Tuổi Trẻ đi lời phát biểu của ông Hà Quang Dự – nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT về dự án xây sân vận động Mỹ Đình năm 2001. Ông Dự nhận định rằng, nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác, tốt hơn và thiết kế cũng đẹp hơn.
Nộp hồ sơ tham gia đấu thầu dự án xây sân vận động Mỹ Đình với mức chi phí quy định cho công trình là 67 triệu USD, có 3 nhà thầu lớn được xem là sáng giá: Philipp Holzmann AG International (Đức) và Hanoi International Group (HISG – Trung Quốc), Lemma (Mỹ).
1) Philipp Holzmann bỏ thầu 57 triệu USD, có chuyên viên đã từng tham gia thiết kế xây dựng sân vận động State de France (Pháp). Vì thế thiết kế thường rất đẹp, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn Âu – Mỹ.
2) Lemma (Mỹ) bỏ giá thầu rất cao nhất trong ba nhà thầu.
3) Hanoi International Group (HISG – Trung Quốc) bỏ thầu 53 triệu USD – thấp nhất trong số các đơn vị tham gia đấu thầu.
Ông Hà Quang Dự chia sẻ:
“Tiêu chuẩn kỹ thuật của HISG chỉ đạt chuẩn Trung Quốc và Việt Nam. Ngay thời điểm đó hội đồng thẩm định đấu thầu do thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn làm chủ tịch đã có văn bản khẳng định phương án kiến trúc do nhà thầu Trung Quốc HISG thiết kế không đạt yêu cầu.
Cuối cùng HISG đã trúng thầu.
Bộ Xây dựng sau đó lại có văn bản khác khẳng định HISG đạt tiêu chuẩn. Lần đầu tiên trong lịch sử diễn ra việc đơn vị trúng thầu rồi là HISG lại được sửa phương án thiết kế sân vận động.
Cũng phải nói thêm rằng HISG khi đó chưa có kinh nghiệm xây dựng những công trình lớn như sân vận động Mỹ Đình”.
Trên thực tế bấy lâu nay, các nhà thầu Trung Quốc thường thi công với chất lượng kém. Dự án luôn bị đội vốn. Thế nhưng nhà thầu Trung Quốc vẫn luôn được ưu ái chọn giao thầu.
Không riêng gì dự án xây sân vận động Mỹ Đình hàng trăm hàng ngàn công trình trên đất nước Việt Nam phần lớn vẫn như thế. Nhiều người thắc mắc về cách chọn nhà thầu của chính phủ Việt Nam vì không ai cứ chọn kẻ vừa dở, vừa kém cỏi và vừa quá đắt để giao những gói thầu có tầm vóc quốc gia.
Leave a Comment