Khi tôi nói về câu chuyện 500 container gạo xuất khẩu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng bị Mỹ trả về, một bạn trẻ comment đại ý như sau:
Nhà em vừa cấy lúa, cũng vừa bán thuốc bảo vệ thực vật. Nói chung lượng thuốc dùng trong một vụ lúa nhiều vô cùng luôn…
Nhìn những người nông dân giữa cái nắng tháng 5 oằn mình mang những bình thuốc sâu phun khắp cả cánh đồng, mà mùi thuốc nồng nặc bốc lên, nản vô cùng! Là họ cũng đang tự giết mình đó thôi.
Năm ngoái, tôi đi một số tỉnh như Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, thấy họ thường phun thuốc đậm đặc gấp đôi, một vụ phun cả 7-8 đợt.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ các chi cục bảo vệ thực vật là điều không cần phải bàn nhiều. Như ở Phú Thọ, bố làm chi cục trưởng chi cục bảo vệ thực vật, con làm ở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm hướng dẫn sử dụng đa phần là thuộc công ty của con.
Cái gốc của vấn đề nông sản độc hại không phải ở người nông dân, mà ở quản lý. Một năm sử dụng tới 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật thì lỗi thuộc về ai? 10 năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dưới thời ông Cao Đức Phát đã làm gì?
Tổng cục An ninh (Bộ Công an) mới đây đã khẳng định, mua bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra hết sức phức tạp. Công tác quản lý sử dụng các loại thuốc này còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng mất an toàn thực phẩm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Quản lý tốt thì dân được lợi. Thực trạng rối ren thì ai trục lợi?
Leave a Comment