Cách đây 1 tuần Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHLB Đức Steinmeier đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam 3 ngày từ 30/10 tới 1/11. Tại Hà Nội ông Steimeiner đã có những cuộc gặp nói chuyện với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
1- Qua tựa đề các bản tin và bài báo chúng ta sẽ thấy rõ báo chí truyền thông Đức đã chú ý và quan tâm đến những vấn đề gì trong chuyến viếng thăm này mà báo chí ở Việt Nam dấu nhẹm.
* Đài truyền hình ZDF (một trong 2 đài công cộng lớn nhất nước Đức) đã đưa tin với tựa đề:
Steinmeier yêu cầu đổi mới chính trị ở Việt Nam
* Đài Deutsche Welle (Đài truyền hình đối ngoại của Đức) đã đưa tin với tựa đề:
Steinmeier kêu gọi Việt Nam tiếp tục mở cửa
Ngoại trưởng Đức đã kêu gọi lãnh đạo Cộng sản ở Hà Nội đừng sao nhãng cải cách chính trị
* Bản tin của đài phát thanh Deutschlandfunk (đài phát thanh công cộng Đức) có tựa đề:
Ngoại trưởng Steinmeier kêu gọi Việt Nam đổi mới chính trị
Ngoại trưởng Steinmeier nhắc nhở những quyền tự do dân sự ở Việt Nam
* Thông tấn xã Đức DPA đã đưa tin với ảnh chụp có chú thích và đặt tựa đề như sau:
Steinmeier kêu gọi đổi mới sâu rộng hơn
Trong chuyến viếng thăm Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier đã yêu cầu Việt Nam cải cách sâu rộng hơn. Sau những tiến bộ về kinh tế phải có những bước tương tự về chính trị và xã hội – Tham nhũng vẫn tiếp tục còn là một vấn đề cần phải đấu tranh chống lại.
2- Trong chuyến đi thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Đức Steimeier chú trọng vào giới trẻ, tương lai của Việt Nam. Vào thứ hai 31.10 Ngoại trưởng Steinmeier đã đến thăm trường Đại học Luật Hà Nội và tham dự lễ khai giảng chương trình học mới về ‘‘Pháp luật Đức và Châu Âu’’.
Nhân dịp này ông đã có một buổi tọa đàm với 15 sinh viên Việt Nam:
Đài Deutsche Welle (đài truyền hình đối ngoại của Đức) đã đưa tin về buổi tọa đàm này nhưng trái lại ở Việt Nam không có một tờ báo nào nhắc tới chuyện này.
3- Trong lễ khai giảng chương trình học mới về ‘‘Pháp luật Đức và Châu Âu’’ tại Đại học Luật Hà Nội ngày thứ hai 31.10.2016 Ngoại trưởng Đức Steinmeier đã thuyết trình trước hàng trăm sinh viên ngồi chật kín hội trường. Làm như là không có sự kiện này, báo chí “lề phải” tại Việt Nam hoàn toàn im lặng. Có lẽ báo chí “lề phải” tại Việt Nam không được phép đưa tin về buổi thuyết trình này.
Về nội dung bài nói chuyện, Ngoại trưởng Đức Steinmeier đã nói đến những giá trị như Tự do và Bình đẳng và sự gắn kết của 2 giá trị này với nhau, ông cũng bàn về những vấn đề như cải cách hành chính và nhà nước pháp quyền. Đặc biệt ông cũng đề cập đến vụ nhà máy thép Formosa gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường và vụ tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.
Sau đây là bản dịch diễn văn của Ngoại trưởng Đức Steinmeimer do Nhóm THQBK thực hiện:
Diễn văn của Ngoại trưởng Đức Steinmeimer trong lễ khai giảng chương trình học mới về ‘‘Pháp luật Đức và Châu Âu’’ tại Đại học Luật Hà Nội.
31.10.2016
Kính thưa ngài Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội
Kính thưa Giáo Sư Tiến Sĩ Simon
Kính thưa quý vị giảng viên, các đồng nghiệp dân biểu
Kính thưa các quý vị trong đoàn đại biểu tháp tùng
Và đặc biệt: Các bạn sinh viên thân mến
Trước hết tôi lấy làm tiếc khi phải thú nhận tiếng Việt của tôi rất kém. Vì thế tôi sẽ nói bằng tiếng Đức và hy vọng qua thông dịch quý vị sẽ hiểu tôi rõ ràng.
Trước chuyến đi này dĩ nhiên tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đã đọc nhiều tài liệu về Việt Nam do nhân viên của tôi đã khổ công sưu tập: về lịch sử đất nước các bạn, về tình hình chính trị hiện tại, về phát triển kinh tế. Nhưng sự chuẩn bị quan trọng nhất lại là cái khác: Trên Youtube và Facebook tôi đã xem những đoạn video – không phải về Vịnh Hạ Long hay Chùa Bà Đá, mà là về giao thông ở Hà Nội!
Tôi đến Hà Nội từ hôm qua và bây giờ tôi biết giao thông ở Việt Nam trên thực tế như thế nào. Tôi chỉ có thể nói là tôi rất mừng vì không phải tự lái xe lấy… Những người nào trong các bạn đã từng đến Đức một lần, có lẽ hẳn biết ở Đức giao thông trật tự hơn. Như người bộ hành thông thường sẽ đứng đợi trước đèn đỏ, dù trên đường không có xe chạy.
Nhưng đó không phải là lý do để các bạn đến đây. Tôi đoán rằng, trong số các bạn ngồi đây những bạn nào sắp sửa sẽ học luật Đức chắc chọn môn này không phải vì luật đi đường, mà vì những điều lớn lao hơn. Những điều đó hôm nay chúng ta sẽ nói đến.
Hãy cho tôi bắt đầu bằng một câu hỏi trong giảng đường này: Ai trong các bạn học Luật? Cám ơn. Và ai trong các bạn học năm đầu của học trình “Pháp luật Đức và Châu Âu” mà chúng ta khai giảng hôm nay? Đó là một chọn lựa tốt. Và tôi hy vọng rằng, khi buổi nói chuyện của tôi kết thúc, tôi có thể thuyết phục được thêm các bạn khác chọn học trình mới này.
Bây giờ tôi xin tiết lộ với các bạn: Tôi cũng đã học Luật, dĩ nhiên là luật Đức.
Các bạn chắc đã tự hỏi, cũng như tôi hồi đó đã từng tự hỏi: Tại sao lại học Luật?
Mỗi người trong các bạn đều có những lý do riêng của mình. Tất nhiên là trong đó có những dự kiến nghề nghiệp, chẳng hạn thu nhập tốt trong lĩnh vực kinh tế, hoặc có thể là một con đường công danh trong chính trị hoặc hành chính. Hoặc tôi với tư cách Ngoại trưởng có thể bổ sung thêm một chọn lựa: Có thể một số trong các bạn sẽ trở thành nhà ngoại giao. Lãnh vực này cũng cần luật gia giỏi. Nữ Đại sứ của các bạn ở Đức nhiệm kỳ trước, bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, cũng là luật gia và hiện nay vừa trở thành Thẩm phán Toà án Tối cao. Các bạn thấy đấy, có biết bao cơ hội hấp dẫn mở ra cho quý vị.
Nhiều năm trước đây bản thân tôi cũng có những lý do rất thực tiễn để quyết định học Luật. Tôi muốn có một nghề “kiếm cơm” (nghề “bánh mỳ và bơ” như người Đức nói). Nhưng trong quá trình học tôi đã đánh giá cao những khía cạnh khác của ngành Luật. Nếu quý vị cho phép, tôi xin được chia sẻ đôi điều.
Khi viết những chương cuối của luận án tiến sĩ tôi đã phải chôn chân nhiều tháng trời trong căn hộ áp mái của mình, thì một sự kiện không thể nào ngờ đã xảy ra cho đất nước tôi: Bức tường Berlin sụp đổ. Nước Đức phân đôi được thống nhất.
Tại sao tôi lại kể chuyện này ngay nơi đây ở Việt Nam? Vì những gì, mà sau khi bức tường sụp đổ, đụng chạm va đập với nhau, thì không xa lạ gì đối với các bạn ở Việt Nam. Đó không chỉ là hai nước Đức mà còn là các khối của chiến tranh lạnh va đập vào nhau. Cộng hòa Liên bang Đức, nơi tôi sinh ra, là một nước Tây Âu theo kinh tế thị trường tự do, và DDR (Cộng hòa Dân chủ Đức) là một nước Xã hội chủ nghĩa, lại thuộc về khối Đông Âu theo Liên Xô. Tại Bức tường Berlin hai hệ tư tưởng đối đầu với nhau, một theo lý tưởng Tự do, một theo Xã hội chủ nghĩa với lý tưởng Bình đẳng và tinh thần tập thể đứng ở vị trí trung tâm.
Sau khi bức tường sụp đổ, dĩ nhiên ở Đức đã có nhiều cuộc bàn thảo sâu rộng về việc hai nửa nước Đức sẽ cùng nhau phát triển như thế nào. Và tôi, lúc đó đang là sinh viên làm luận án tiến sĩ luật, đã suy nghĩ rất nhiều về Hiến Pháp của một nước Đức tái thống nhất. Tôi chợt nhận thức rằng, thật ra trong tư tưởng về Luật, trong tư tưởng về Nhà nước Pháp quyền, đã có sự gắn kết của Tự do với Bình đẳng. Ở đâu đó trong thời chiến tranh lạnh giá trị của Tự do đã được dùng để chống lại giá trị của Bình đẳng – như thể được điều này sẽ mất điều kia. Mà thật ra trong Luật pháp và trong Nhà nước Pháp quyền, điều này bắt buộc phải gắn kết với điều kia. Bởi vì Luật pháp đảm bảo và bảo vệ các quyền Tự do của mỗi cá nhân – tự do phát triển cá nhân, tự do kinh doanh, tự do ngôn luận và vân vân. Nhưng đồng thời một nguyên tắc cơ bản của Nhà nước Pháp quyền là mọi cá nhân đều Bình đẳng trước pháp luật. Tự do của người này không thể xâm phạm đến tự do của người khác, và quyền tự do dành cho người này như thế nào, thì cũng phải dành cho những người khác như thế đó. Theo tôi, đó là sức mạnh của nhà nước pháp quyền! Và đó cũng là lý do tại sao Hiến pháp với những quyền Tự do được bảo đảm và Bình đẳng trước pháp luật đã trở thành nền tảng của nước Đức tái thống nhất.
***
Điều đó có liên quan gì tới các bạn ở Việt nam, nơi đây và hôm nay? Đất nước các bạn đã biết quá rõ về sự đối đầu của ý thức hệ. Khi trải qua cuộc chiến tranh lạnh, Việt Nam đã không yên lành (nguyên văn: “không lạnh”), mà là nóng và đẫm máu trong những cuộc xung đột. Và hiện nay thì sự cân bằng khó khăn giữa Tự do và Bình đẳng cũng giữ một vai trò – Đất nước quý vị đang trải qua một quá trình đổi mới, cốt kết hợp hài hòa truyền thống xã hội chủ nghĩa với chính sách mở cửa tự do. Và vì Nhà nước Pháp quyền bao gồm cả Tự do lẫn Bình đẳng, nên cách đây vài năm chúng ta đã nói: Nước Đức và Việt Nam nên bàn về đề tài này! Nước Đức và Việt Nam nên trao đổi kinh nghiệm về luật pháp và nhà nước pháp quyền! Ngoài ra đó cũng phát xuất từ sáng kiến của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó “Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt” đã được hình thành. Và trong cuộc đối thoại này ý tưởng về một học trình “Luật Đức và Âu Châu” đã được phát sinh, mà hôm nay chúng ta chính thức khai giảng.
Các bạn sinh viên thân mến
Nhà nước Pháp quyền, Tự do và Bình đẳng – Trong bài phát biểu này tôi muốn đưa cho các bạn một vài thí dụ, tại sao tôi tin tưởng rằng sự gắn kết cả ba điều này với nhau là một thành tựu to lớn!
Trước tiên thật là cụ thể: Luật pháp bảo đảm cho mỗi người trong các bạn sự tự do phát triển bản thân mình. Và dĩ nhiên nó bắt đầu bằng học vấn! Tôi thán phục tính hiếu học của người Việt Nam mà ở nước Đức người ta cũng biết tới trong dân cư gốc Việt.
Các bạn, những sinh viên thân mến, nắm lấy cơ hội học vấn với quyết tâm thật đặc biệt! Qua việc học Luật và học tiếng Đức các bạn tự tạo cho mình những triển vọng nghề nghiệp tuyệt vời.
Và như vậy là chúng ta đang đề cập đến đề tài tự do kinh tế. Có lẽ một vài người trong các bạn sẽ đi du học một thời gian dài ở nước Đức và làm việc ở đó. Hoặc là các bạn thích tự mình tạo dựng ra và thành lập một doanh nghiệp. Tất cả đều có liên quan đến những quyền cơ bản quan trọng: quyền tự do chọn lựa nghề nghiệp, quyền tự do đi lại, quyền tự do lập nghiệp.
Page: 1 2
Leave a Comment