08h ngày 18/8/201, trước cuộc họp HĐND tỉnh Yên Bái, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm đã bất ngờ rút súng bắn thẳng về phía 2 lãnh đạo của tỉnh Yên Bái. Vụ việc Chi cục trưởng Kiểm lâm Yên Bái Đỗ Cường Minh mang súng vào tận phòng bắn chết Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ Ngô Ngọc Tuấn làm dấy lên những luồng ý kiến khác nhau.
Đây là một vụ án làm rúng động cả hệ thống chính trị độc tài của cộng sản và cũng làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Đây là mất mát to lớn và là sự cố có tính đặc biệt nghiêm trọng từ trước đến nay trên địa bàn Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung”.
Với người dân thì vụ án này được nhận định theo nhiều chiều hướng khác nhau như là “KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ” lớn nhất của ĐCS trong thời gian gần đây. Người hay quan tâm sẽ hiểu thâm cung bí sử muôn đời chúng vẫn luôn đấu đá sau bức màn đồng chí. Nay chuyển qua hình thái mới thôi!!!
Có người còn tin rằng “Hầu như ai cũng vui khi đám quan tham chết thảm, nhưng vui nhất có lẽ vẫn là các đồng chí phó tướng của họ. Khối đồng chí sẽ đc lên chức. Đúng là người tính không bằng trời tính, bất chiến tự nhiên thành”.
Trước đó, Thượng tướng Tô Lâm nêu vấn đề này tại phiên thảo luận của UB Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Cảnh vệ. Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc Hội tâm tình về cảnh vệ thân tín của mình. Sau vụ Yên Bái thì người dân bây giờ mới hiểu tại sao QH bàn về việc tăng cường bảo vệ yếu nhân.
Họ là đồng chí, họ cùng lãnh đạo trong hệ thống chính trị do họ tạo ra để cai trị dân tộc Việt Nam nhưng họ có tin nhau, có đoàn kết, thống nhất với nhau hay không thì cái bức màn chính trị độc tài của họ dần đang hé lộ trong bối cảnh lợi ích phe nhóm đẩy lên đỉnh điểm.
Việc lợi ích đã vượt quá của tầm tay thì không còn tự nguyện, mà mọi sự phải công bằng. Ai cũng có thể và có cách tìm công bằng cho riêng mình, nếu cơ chế xã hội vẫn bảo thủ bầt công để cai trị.
Trên mạng xã hội lại tràn ngập những lời bình luận tỏ ra vui sướng hả hê. Vậy vì sao đến nông nỗi như vậy? Tại sao người dân không thương tiếc, xót xa, có một nhành hoa mà tưởng niệm? Để trả lời cho tâm lý xã hội này thì chính người cộng sản hiểu rõ nhất.
Một ý kiến khác cho rằng “Chính người cộng sản tạo ra kẻ thù cho mình là nhân dân. Kẻ thù của họ là dân oan, đám dân đen không còn gì để mất. Cho nên lãnh đạo có mấy vị dám ra đường dám gặp gỡ dân đen đâu”.
“Vậy nên giờ đây khi nghe tin các quan chức cao cấp chết, trên không gian mạng này, ngay cả tôi, cũng không một chút chạnh lòng từ tâm, dù biết chắc rằng gia đình của họ cũng đau buồn lắm”.
Sự sống của con người là quý giá, không tiền bạc hay địa vị nào có thể đáng để đánh đổi, hãy biết dừng lại đúng lúc, hãy trân trọng sự sống của bản thân và của người khác. Đừng bao giờ cho phép mình dồn ai vào đường cùng, cướp đoạt tài sản hay sức khỏe, tính mạng của người khác vì như thế chính bạn sẽ phải đối mặt với nguy hiểm.
Phản ứng của người dân thời điểm này nên diễn tả như thế nào đây? Nói đi thì cũng phải nói lại là vì sao con người trở nên vô cảm trước cái chết của lãnh đạo cộng sản. Có lẽ người dân ai cũng trả lời được căn nguyên vì sao như vậy? Họ đã hết khả năng chịu đựng rồi.
Vụ án này đem lại cho tôi một nỗi buồn khá lớn, buồn cho sinh mạng con người của mấy ông lãnh đạo tỉnh Yên Bái thì ít thôi nhưng nỗi buồn lớn hơn chính là sự gieo rắc cái ác, sự tàn nhẫn của cộng sản cho Việt Nam nay đã trở nên quá bi đát và chính người cộng sản đang từng bước phải gánh chịu. Buồn vì một xã hội không có pháp luật, một xã hội thiếu tính nhân văn.
Không giọt nước mắt nào cho kẻ đã chết là lãnh đạo cộng sản vì người dân cho rằng họ đã gây ra bao tội lỗi cho dân tộc này. Một dân tộc mà vui sướng với cái chết của lãnh đạo cộng sản thì không thể tin nổi được nhưng đó lại là sự thật?
18.8.2016
Paulus Lê Sơn
Leave a Comment