“Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng với bài toán cạnh tranh và phát triển. Để giải quyết vấn đề này, điều cần thiết là cộng đồng Doanh nghiệp trong nước phải thay đổi tư duy sân nhà, hướng ra thị trường thế giới.”
Mới đây, trong bài viết trên báo trong nước, mang tựa đề “Hội chứng ‘tự mê ta’ của người Việt” của tác giả Nguyễn Trọng Bình, có nhận định rằng “Nếu chúng ta không có cái nhìn tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt trong tư duy mà trái lại còn cưỡng ép và áp đặt thì cũng dễ trở thành kỳ…cục.” Lâu nay chúng ta cứ hô hào phải thay đổi tư duy để hội nhập, vậy mà xem ra nhiều người vẫn còn đang mải mê ngụp lặn trong cái “ao làng” mà chưa biết bao giờ mới đủ tự tin bơi ra biển lớn. Tại sao như vậy? Phải chăng đây là một trong những tấm áo choàng có tên gọi “truyền thống văn hóa dân tộc” nhưng giờ đã quá chật, quá cũ và không còn phù hợp trong xu thế hội nhập ngày nay? Và nhiều người dù đã nhận ra từ lâu nhưng lại không đủ dũng khí để thay đổi?
Việt Nam từ nhiều năm qua đã hô hào “Thay đồi tư duy để hội nhập” . Nhưng thực tế đã làm được gì?
Ông Lương Văn Tự, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO cách đây 4 năm đã cảnh báo: Việt Nam có một lực lượng DN hùng hậu với số lượng lên đến 350.000 DN nhưng hoạt động khá rời rạc, thiếu liên kết, thậm chí còn cạnh tranh lẫn nhau khiến sản phẩm làm ra bị mất giá, rơi vào tình trạng hàng tồn kho chất chồng khiến nguồn vốn ứ đọng.
Theo ông, Việt Nam gia nhập khu vực thương mại tự do ASEAN+1, một phần hiệp định này đã có hiệu lực từ đầu năm 2010 và 90% mặt hàng đưa vào các nước Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore và Brunei đã thực hiện mức thuế 0%, và được gia hạn đến năm 2015 vừa qua mới cắt giảm thuế suất. Nhưng tại sao trong khi hàng hóa các nước ASEAN đang tràn ngập thị trường Việt Nam, hàng Việt lại rất khó chen chân vào các thị trường này? Cũng tại vì hàng hóa sản xuất chỉ mới nghĩ đến nhu cầu và thị hiếu của thị trường trong nước. Dự phòng hay tăng tốc hoạt động kinh doanh vẫn còn rất mờ nhạt. Trong bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu, các DN Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thấp. Yếu kém này xuất phát từ các vấn đề như lạm phát, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn lao động chưa cao. Đảng và nhà nước hiện tại đã là vai trò quan trọng trong nguyên nhân dẫn tới thực trạng này.
Phổ biến Video này, Luật Sư Trần Thu Nam đã khẳng định: Muốn hội nhập, muốn phát triển cần thoát khỏi “Tư duy tiểu nông”, tư duy cục bộ sau luỹ tre làng.
Leave a Comment