Quảng Cáo

Mạng lưới blogger Việt Nam tiếp tục vận động quốc tế

Quảng Cáo

Tiếp tục chương trình vận động chống lại việc chính quyền lạm dụng điều 258 Luật hình sự để gây khó dễ cho các blogger, tuần qua,  sáng tngày 02/08, tại khách sạn The Davis, thủ đô Bangkok của Thái Lan, 5 blogger Việt Nam đã tiếp xúc và traoTuyên bố 258 cho Ủy ban Bảo vệ Ký giả – Committee to Protect Journalist (CPJ )

Đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam gồm có các bạn Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Thảo Chi (Sài Gòn), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội).

Ông Shawn Crispin, đại diện CPJ khu vực Đông Nam Á đã tiếp nhận Tuyên Bố 258 và trao đổi với các blogger về tình hình tự do ngôn luận và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi giới tóm tắt nội dung, mục tiêu cũng như những nỗ lực vận động quốc tế, đặc biệt là với Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các blogger từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội đã trình bày sơ bộ tình hình tự do thông tin Việt Nam, nhấn mạnh các vụ bắt bớ nhà báo.

Đối với CPJ, các bạn cũng đã đề xuất CPJ cùng với các tổ chức quốc tế khác ra kiến nghị tuyên bố phản đối điều luật 258 đồng thời xuất bản những báo cáo về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Ủy ban Bảo vệ Ký Giả – CPJ là một tổ chức quốc tế độc lập, vô vị lợi được thành lập vào năm 1981 bởi một nhóm phóng viên tại Hoa Kỳ để các phóng viên trên toàn thế giới, đoàn kết bảo vệ đồng nghiệp của mình trong khi hành nghề.
Cuối buổi tiếp xúc, các bạn blogger Việt Nam đã gửi lời cám ơn đến Ủy ban Bảo vệ Ký Giả – không riêng đối với việc đã dành thì giờ tiếp xúc với blogger Việt Nam, mà còn những đóng góp thông tin, báo cáo, bài viết đã xuất bản về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Ngoài ra, các đại diện của Mạng lưới blogger Việt Nam đã trao Tuyên bố 258 cho Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) tại văn phòng Bangkok của cơ quan này.

Trong thời gian tơi, Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục tường trình những buổi tiếp xúc vừa qua với các tổ chức quốc tế khác.

 

Báo chí nhà nước Việt Nam loan tin sai lời nói của Đại Sứ Mỹ về nhân quyền

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết việc báo chí Việt Nam loan tin đại sứ Mỹ David Shear phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam“đã có những cải thiện đáng kể” là sai sự thật.

Ngày 7/8, đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear có cuộc họp báo với giới truyền thông nội địa về chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ.

Hàng loạt các báo nhà nước khi tường thuật về nội dung sự kiện này nói rằng “Một trong những điều kiện để dẫn tới việc [Mỹ] dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí là vấn đề nhân quyền. Trao đổi với báo chí ngày 7/8, đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể.”

Đại sứ quán Hoa Kỳ khẳng định báo chí Việt Nam đã đưa tin sai, đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể.”
Tòa đại sứ Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, họ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi.

Đại sứ quán Mỹ cho biết đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán võ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền.

 

Thụy Điển sẽ ngưng viện trợ cho Việt Nam

Chính phủ Thụy Điển vừa thông báo sẽ chấm dứt cấp viện trợ ODA cho Việt Nam. Thụy Điển là quốc gia đứng đầu trong nhóm các quốc gia ở châu Âu tham gia viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Nhiều công trình tại Việt Nam như nhà máy giấy Bãi Bằng ở tỉnh Phú Thọ, bệnh viện nhi đồng Thuỵ Điển ở Hà Nội, hình thành nhờ các khoản viện trợ không hoàn lại này. Kể từ thập niên 1990 đến nay, nhiều chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, lâm nghiệp, năng lượng, phát triển nông thôn, phát triển miền núi, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam được thực hiện nhờ ODA do Thụy Điển cấp.

Ngoài việc viện trợ, Thụy Điển nhiều lần lưu ý Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, tôn trọng tự do, dân chủ. Lần đầu tiên Thụy Điển tỏ ra không hài lòng là sự kiện nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tạm giam, kết án hai phóng viên sau khi họ thực hiện nhiều bài điều tra về vụ tham nhũng xảy ra tại PMU 18. Tại một hội nghị của các nhà tài trợ cho Việt Nam diễn ra ở Hà Nội vào cuối năm 2009, ông Rolf Bergman là Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam khuyến cáo Hà Nội phải bãi bỏ các biện pháp kiểm soát Internet và cho phép báo chí tham gia giám sát các cơ quan quyền lực. Đầu tháng 7, một nhóm blogger Việt Nam đến Tòa Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam để trao Tuyên bố 258, đó là giọt nước tràn ly khiến chính phủ Thụy Điển quyết định chấm dứt viện trợ.

 

Bầu Kiên có thể lãnh án tối đa chung thân

Báo chí trong nước ngày 9/8 đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên, còn được gọi là Bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch và cũng là sáng lập viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), và 7 đồng phạm cùng bị truy tố 4 tội danh gồm kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, sau cuộc điều tra kéo dài gần 1 năm về vụ bê bối gây thiệt hại nhiều chục triệu đô la, có thể lãnh án tối đa là chung thân.

Trong số các bị can còn lại có ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, người từng giữ ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB.

Ông Kiên một trong 100 người giàu nhất Việt Nam trong năm 2010, bị bắt hồi tháng 8 năm ngoái. Vụ án Bầu Kiên gây xôn xao công luận giữa lúc tín nhiệm của quốc tế đối với Việt Nam đang bị tuột dốc với các vụ tiêu cực kinh tế, tham nhũng lớn trong các doanh nghiệp nhà nước. Vụ này cũng khiến ACB cùng các ngân hàng khác của Việt Nam bị Fitch Ratings đánh giá tín nhiệm tiêu cực. Giới phân tích cho rằng vụ việc của ông Kiên có thể được đảng cộng sản sử dụng như một biểu hiện chứng tỏ nỗ lực bài trừ nạn tham nhũng ở cấp cao và cũng có thể là dấu hiệu của cuộc đấu đá chính trị giữa các thế lực trong nội bộ đảng cầm quyền. Đề nghị truy tố ông Kiên đang chờ quyết định chung cuộc từ Viện Kiểm Sát.

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux