Kính thưa quý thính giả, trong 3 tuần qua, chuyến viếng thăm nước Mỹ của chủ tịch Trương Tấn Sang đã là đề tài được nhắc đến nhiều nhất trong dư luận VN. Cuộc tiếp đón lạnh nhạt của chính phủ Mỹ dành cho phái đoàn ông Trương Tấn Sang, các phát biểu chính thức của tổng thống Obama và ông Trương Tấn Sang sau cuộc họp ngắn ngủi ở toà Bạch Ốc ngày hôm qua, với những lời lẽ ngoại giao chung chung, chỉ như là sự tái khẳng định những gì đã được dư luận bàn đến. Tại sao chuyến đi của ông chủ tịch nước mà Hà Nội đặt rất nhiều kỳ vọng vào đó, chỉ đem lại những kết quả nghèo nàn như vậy? Trong mục bình luận hôm nay và kỳ tới chúng tôi xin gửi đến quý vị những phân tích, trước khi ông Trương Tấn Sang đến Mỹ, của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, về những nguyên nhân này, qua bài viết nhan đề “Kỳ vọng gì việc ông Trương Tấn Sang đi Mỹ?”. Sau đây mời quý vị nghe phần 1 của bài viết.”
Trong hơn 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ sau khi Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với nhà cầm quyền CSVN vào năm 1995, Tòa Bạch Ốc đã đón tất cả 4 nhân vật cao cấp của Hà Nội gồm: ông Phan Văn Khải trong trách vụ Thủ tướng vào năm 2005, ông Nguyễn Minh Triết trong trách vụ Chủ tịch nước vào năm 2007, ông Nguyễn Tấn Dũng trong trách vụ Thủ tướng vào năm 2008, và lần này là ông Trương Tấn Sang trong trách vụ Chủ tịch nước vào ngày 25 tháng 7 năm 2013.
Mặc dù cả bốn nhân vật nói trên được đánh giá là có quan điểm ôn hòa và cấp tiến trong những liên hệ với Hoa Kỳ; nhưng vì đa số các nhân vật trong bộ chính trị CSVN vốn coi Trung Quốc là “đồng minh” quan trọng, nên mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN luôn luôn bị coi là thứ yếu trong suốt 2 thập niên vừa qua.
Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tuy đặt vấn đề nhân quyền là một điều kiện trong các quan hệ với CSVN; nhưng trong thực tế, Hoa Kỳ không bao giờ đẩy Hà Nội rơi vào thế kẹt về vấn đề nhân quyền mà đa số là do sự “dãn ra” từ phía CSVN, đến từ ba lý do:
Thứ nhất là lãnh đạo CSVN không tin chính quyền Hoa Kỳ có thực tâm tạo quan hệ bình thường mà qua đó sẽ dùng “diễn biến hòa bình” để khuynh loát làm sụp đổ chế độ vì Hoa Kỳ bị coi là thủ phạm chính trong các cuộc cách mạng màu từ Đông Âu đến Bắc Phi.
Thứ hai là đa số lãnh đạo CSVN đều coi Trung Quốc là khuôn mẫu và là chỗ dựa tốt nhất, để họ có thể bảo vệ được những quyền lực đang có từ sau khi khối Liên Xô tan rã. Đồng thời chính lãnh đạo Bắc Kinh cũng coi CSVN là một đối tác không thể thiếu để giúp ổn định tình hình phía Nam.
Thứ ba là hầu hết giới lãnh đạo CSVN đã yên vị trong chiếc ghế quyền lực trải dài gần 4 thập niên nên rất ngại thay đổi những gì không nằm trong tầm kiểm soát của họ. Họ chỉ muốn tiếp cận với Hoa Kỳ trên mặt kinh tế nhưng không sẵn sàng học hỏi để tiến đến những hợp tác chiến lược như lãnh đạo Bắc Kinh.
Những lý do nói trên đã khiến cho CSVN có những bước đi khập khễnh trong các trao đổi với Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng Hà Nội đã tìm cách “đu dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn nên mới đi khập khễnh như vậy. Trong thực tế, CSVN không hề chủ trương đu dây.
Hà Nội làm bộ như đu dây để che đậy một thủ thuật cố hữu là khai thác tài nguyên của các quốc gia Phương Tây hầu cung phụng cho nền kinh tế Trung Quốc mà họ đang dựa vào. Tình trạng nhập siêu đối với Trung Quốc, xuất siêu đối với Hoa Kỳ và Âu Châu ngày một gia tăng từ năm 1991 cho đến nay, cho ta thấy rõ vì sao CSVN đã coi Trung Quốc là “đối tác chiến lược toàn diện” trong khi chỉ loay hoay với Hoa Kỳ ở vài cuộc đàm phán, không hề muốn tiến xa.
Mới đây vào ngày 31 tháng 5, tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Tân Gia Ba với sự tham dự của đại diện nhiều quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có một bài phát biểu mà nhiều nhà bình luận cho rằng Hà Nội đã có một số thay đổi quan điểm về Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu, ông Dũng ám chỉ Trung Quốc “đã có những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.” Trong khi đó, ông Dũng đã chính thức đề cao Hoa Kỳ bên cạnh Trung Quốc là hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất trong khu vực Á Châu và Thế Giới.
Cũng trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng Hà Nội muốn tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược với 5 cường quốc trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Trong 5 cường quốc này, CSVN chỉ chưa xúc tiến quan hệ đối tác với Hoa Kỳ và Pháp mà thôi.
Các nhà bình luận cho rằng, phát biểu của ông Dũng phải là chính sách nhất quán từ Bộ chính trị nên được diễn dịch rằng CSVN đang muốn tạo hình ảnh “đứng thẳng người đối với Bắc Kinh” để tiến gần hơn với Hoa Kỳ và Phương Tây.
Vấn đề đặt ra là ông Nguyễn Tấn Dũng và Bộ chính trị CSVN muốn gì hay sẽ được lợi gì khi có những chuyển hướng qua bài phát biểu của ông Dũng?
Kính thưa quý thính giả, quý vị vừa nghe phần một bài viết nhan đề “Kỳ vọng gì việc ông Trương Tấn Sang đi Mỹ?” của tác giả Lý Thái Hùng. Mời quý vị đón nghe phần hai bài viết này trong mục bình luận kỳ tới, phân tích về mục tiêu và đối tượng bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, cũng như sự liên hệ của điều được gọi là “chuyển hướng” của CSVN qua bài phát biểu vừa kể với chuyền đi Mỹ của ông trương Tấn Sang.
truoc luc sang qua my,sang phong tuong cho cac cho san.sang day bao dan cho .chong dien bien hoa binh.chong bao loan lat do.chong bat ngo xay ra.chung qua my ,qua tau,hay len thien duong cung vay.ban chat cho la cho dung mo ho nghe khong.phai diet het dan cho khi do moi tu do
thang sanggia mom mom.con cu vo an dem.xao tra va ac doc.ten diep bao ngay xua.nay ban chat van vay .gia chet de bat nguoi.hoc han thi khong co.muu xao lai qua hay.dung chinh la loai cu chi chuyen di an dem