Thông tin Ukraine khai hỏa thành công chiến dịch Mạng Nhện, tiêu diệt 41 máy bay chiến đấu chiến lược của Nga, cùng hàng loạt các máy bay khác bị hư hại, đã làm nức lòng những người yêu Ukraine, chống cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine.
Trận đánh này cho thấy tầm quan trọng của công nghệ trong chiến tranh hiện đại. Ngoài vũ khí công nghệ, đặc biệt là được hỗ trợ bởi AI, còn có hệ thống điều khiển, viễn thông… Nhưng điều quan trọng, là những con người có thể làm chủ các công nghệ mới, điều khiển được những vũ khí hiện đại, tối tân, vượt qua được hệ thống phòng thủ hiện đại của đối phương.
Một số nhà khoa học, doanh nhân Việt kiều và nước ngoài đã rất hưởng ứng những tuyên bố gần đây của TBT Tô Lâm. Nhưng với những người đã có kinh nghiệm với bộ máy hành pháp và tư pháp, kể cả lập pháp của Việt Nam, sự đón nhận có phần dè dặt hơn.
Nhiều người cho rằng nền công nghệ của Nga lạc hậu. Tuy nhiên, tôi cho rằng, công nghệ của Nga là hiện đại, tiên tiến. Ukraine và các nước phương Tây đã nắm bắt chính xác điều này, tìm ra lỗ hổng (công nghệ nào thì cũng có lỗ hổng của nó), và sử dụng công nghệ để đánh ngay vô lỗ hổng công nghệ của Nga. Tôi đánh giá cao khả năng làm chủ công nghệ của người Ukraine.
Nhìn lại Việt Nam. Tôi khá lo lắng cho khả năng làm chủ công nghệ của người Việt Nam. Chúng ta có vài công ty công nghệ, có thể được coi là lớn ở Việt Nam, nhưng chẳng công ty nào tạo được sự tin tưởng của người sử dụng công nghệ. Những công ty được coi là lớn về công nghệ của Việt Nam chìm nghỉm trong thế giới công nghệ toàn cầu, trong khi ở trong nước thì luôn vỗ ngực xưng tên.
Từ khi TBT Tô Lâm lên nắm quyền, ông đã kêu gọi phát triển khoa học công nghệ. Không biết các cơ quan chức năng dưới quyền ông sẽ làm thế nào để đáp ứng mong muốn của ông, khi họ quá quen thuộc với nếp hoạt động quan liêu, ban phát, tự do nhũng nhiễu, nghi ngờ tất thảy những ai không thể hiện sự tuân phục, sẵn sàng chính trị hóa, dùng quyền lực để hình sự hóa các quan hệ kinh tế…
Không giải quyết được điểm này, những mong muốn của TBT Tô Lâm sẽ mãi chỉ là mong muốn, những cơ hội mà chúng ta đang có cứ thế trôi đi, hoặc đó chỉ là cơ hội cho các công ty công nghệ nước ngoài tận dụng Việt Nam để phát triển. Không làm chủ được công nghệ, chúng ta không chỉ chậm phát triển, mà còn tụt hậu rất nhanh so với phần còn lại của thế giới. Khi đó, nếu Trung Quốc phát động chiến tranh, cơ hội của chúng ta sẽ rất thấp.
Một số nhà khoa học, doanh nhân Việt kiều và nước ngoài đã rất hưởng ứng những tuyên bố gần đây của TBT Tô Lâm. Nhưng với những người đã có kinh nghiệm với bộ máy hành pháp và tư pháp, kể cả lập pháp của Việt Nam, sự đón nhận có phần dè dặt hơn./.