Nhân chuyến công tác tại Âu châu lần này của ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch đảng Việt Tân, để trình bày văn kiện “Việt Nam – nữa thế kỷ tụt hậu và lối thoát cho tương lại“, cơ sở đảng Việt Tân tại Đức đã tổ chức buổi hội thảo tại Haus der Junged, Deutschehernufer. 12 – Frankfurt am Main vào ngày 31.5.2025.
Trong phần trình bày lý do nào mà đảng Việt Tân đã công bố văn kiện này vào tháng Hai năm nay, ông Lý Thái Hùng cho biết là VN dù 50 năm sau chiến tranh kết thúc mà vẫn còn tụt hậu bởi số nguyên nhân: duy trì chế độ độc tài toàn trị, tham nhũng và lãng phí tài nguyên; trấn áp người dân; và quán tính lệ thuộc Trung Quốc. Ngoài ra còn thêm một yếu tố khác đó là sự đột biến chính trị sẽ xảy ra trong thời gian trước mặt bởi 3 yếu tố: 1-Khó khăn kinh tế khiến làn sóng ngầm bất mãn trong xã hội VN sẽ bộc phát; 2- Tinh gọn bộ máy khiến gây ra làn sóng bất mãn trong nội bộ đảng csvn; 3- Sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.
Ông LTHùng cho biết, CSVN cũng nhìn ra sự bế tắc của họ và nhìn ra rằng họ cần phải hướng về những tiềm lực của dân tộc để làm sao phát triển hầu trụ được giữa sự xung đột của Hoa Kỳ và Trung quốc. Và họ cũng nhìn ra đã đến lúc VN không thể nào chỉ dựa vào sự đầu tư của ngoại quốc mà phải quay về để tạo tiềm lực của chính mình. Nhưng những ước mơ hoặc những chủ trương của ông Tô Lâm đưa ra sẽ không thành công nếu chế độ CSVN không thay đổi chính họ.
Ông Hùng nhấn mạnh, điểm nghẽn của VN không phải là thể chế mà là bản chất của chế độ khi CSVN vẫn duy trì chủ nghĩa Mác lê.
Theo ông Lý Thái Hùng thì đất nước cần bước vào kỷ nguyên mới, mà nền tảng của kỷ nguyên này là xây dựng một thể chế tự do, dân chủ tôn trọng nhân quyền, nhân phẩm, chấp nhận đa nguyên và tôn trọng mọi thành phần dân tộc. Từ đó Việt Tân đưa ra 5 chính sách cần tiến hành ngay: Cải cách giáo dục và xây dựng lại con người; Phát huy xã hội dân sự để huy động sự đóng góp của toàn dân; Xây dựng nền kinh tế thị trường và tri thức để tạo đột phá cho phát triển; Gấp rút phục hồi môi sinh, đối phó tình trạng hạn mặn Đồng Bằng Sông Cửu Long; Phải dựa vào dân tộc để thoát khỏi những cạm bẫy của Trung quốc….
Sau phần trình bày về Văn kiện 50 Năm, môt số câu hỏi đáng chú ý của cử tọa đã được nêu ra với diễn giả như:
Liên quan đến các đột biến chính trị có thể xảy ra sắp tới…Theo ông LTHùng, đột biến thứ 2 và thứ 3 có thể nằm ngoài tầm tay của chúng ta tại ví nó tác động của CSVN và thế giới. Nhưng đột biến thứ 1 ít nhiều gì nó cũng năm trong tầm tay cũng như sự hỗ trợ của chúng ta và ông đưa ra thí dụ điễn hình của cuộc đột biến chính trị tại Bangladesh vào tháng 7.2024 do sự chán ghét và bất mãn của người dân. Trong phần này có sự đóng góp của Ls. Nguyễn Văn Đài và anh Nguyễn Văn Tráng (đến từ Thụy Sĩ) cả hai thuộc Hội Anh Em Dân Chủ VN về những kinh nghiệm tại quốc nội.
– Câu hỏi liên quan đến chính sách giáo dục, theo ông Hùng thì ngoài chủ trương giáo dục nhân bản, khai phóng và dân chủ. VT quan niệm là làm sao giáo dục phải được mở rộng cho sự tham gia của cộng đồng hải ngoại và trong nước…
– Liệu rằng đảng CSVN có đón nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết của Việt Tân để tìm lối thoát cho VN? Theo ông LTHùng thì ông không biết đảng CSVN đón nhận như thế nào, nhưng qua những gì mà họ loan tải trên báo chí thì họ vẫn quy kết VT là phản động và không nắm vững tình hình đất nước…Nhưng nếu họ thành tâm suy nghĩ thì những đóng góp của VT cũng là những đóng góp để làm sao xây dựng đất nước…Nhưng lối thoát mà VT đề nghị cho đảng CSVN ngày hôm nay đó là Tự do, Dân chủ….
Những chủ trương, chính sách của ông Tô Lâm đưa ra mà mọi người chờ đợi, nó không phải là Tô Lâm có làm được hay không, mà ông ta có thuyết phục, chống lại, cô lập được các nhóm bảo thủ, nhóm lợi ích trong đảng CSVN hay không và thậm chí nó còn đe dọa đến tính mạng ông.
– Nhiều người cho rằng: Chế độ CSVN hiện quá mạnh so với lực lượng đấu tranh dân chủ và vẫn nắm toàn bộ tài nguyên đất nước, giới trẻ bị nhồi sọ khá nặng, và trong thời gian tới tình trạng này cũng sẽ khó thay đổi. Liệu chúng ta có hy vọng nào không?
Theo ông LTHùng, CSVN mạnh vì hiện đang cầm quyền, họ có quân đội, công an và kinh tế, tài chánh… Nhưng cái mạnh đó chỉ trong giai đoạn hiện tại, và họ phải đối phó với hàng triệu người dân sống trong tình trạng bất mãn. Một khi có yếu tố bất ngờ bộc phát thì dù mạnh đến đâu, chuẩn bị đến đâu cũng không thể nào kìm hãm được…điễn hình như Bangladesh hoặc Tunesia là ví dụ.
Đóng góp cho buổi hội luận còn có 2 ca nhạc sĩ Thụy Uyển và Cao Thình. Với giọng hát điêu luyên và những bài hát hướng về quê hương đã lay động được lòng mọi người hôm đó./.