Nhật Bản gần như đi đầu trong việc shinkansen hóa các tuyến đường chính dọc ngang đất nước. Họ cũng hy vọng shinkansen mang lại cho họ sự thần kỳ cất cánh lần 2 khi kinh tế vào vòng suy thoái.
Nhưng chả có sự thần kỳ nào cả. Kinh tế Nhật từ thập niên 1980 đến nay vẫn trì trệ, bế tắc, đời sống nhân dân đi xuống.
Các nước hàng đầu châu Âu họ rất khôn trong phát triển đường sắt. Đức, Pháp là điển hình. Họ phát minh ra đủ thứ tàu cao tốc ray thường quy, ray đệm từ…, nhưng chỉ làm như thí nghiệm một tuyến thôi. Hệ chính của họ vẫn đường sắt bình thường nhưng cải tiến tốc độ khá cao đến 200km/h.
Hàn Quốc, tôi thấy họ cũng không mặn mà lắm với [đường] sắt cao tốc. Duy nhất có tuyến Seoul – Busan tôi đã đi, thì nó như kiểu lai tàu cao tốc với tàu thường tốc độ cao. Trên tuyến ray đó, tàu vận tải tốc độ thường vẫn chạy ầm ầm.
Những nước say mê [đường] sắt cao tốc như Nhật Bản, Trung Quốc thường làm phắt cái một vài chục năm là shinkansen hóa hết các tuyến đường cần thiết của họ. Và các nhà chế tạo ray, tàu trở nên thất nghiệp không còn việc làm nếu họ không bán sản phẩm của họ ra nước ngoài.
Nhật Bản gần đây nhiều tuyến shinkansen ế khách chỏng chơ. Khuyến mại hạ giá vé kích cầu các kiểu vẫn ế (ví dụ tuyến Tokyo đi Toyama – Kanazawa và tuyến lên Yokogata). Giá vé các tuyến cạnh tranh shinkansen luôn đắt hơn nhóm máy bay giá rẻ, nhưng rất khó bán.
Nó quá đắt đỏ và kém hiệu quả kinh tế. Ví dụ Việt Nam mà mua shinkansen Nhật, phải trả họ cỡ 70 tỷ đô la thì chả ai dám bảo sau vận hành có lãi? (Có 10km đường nội đô tàu chạy tốc độ thường giá một tỷ đô la mà giờ chạy năm nào thì bù lỗ năm đó… dù chưa đến giai đoạn khấu hao sửa chữa nhanh).
Nước nào khá như Trung Quốc thì họ sẽ cố tự chế. Nước nghèo như Việt Nam thì chả dại gì tự vướng vào bẫy nợ chỉ vì muốn có một tuyến shinkansen chả mang lại sự cất cánh cho dân tộc đâu.
Leave a Comment