Minh Hải (VNTB)
Có thể nói, hầu hết những người quan tâm đến chính sự Việt Nam đều nhận thấy, chính sự Việt Nam đang trải qua những tháng ngày hết sức sôi động, với sự lên xuống thất thường của giới chóp bu Cộng sản Việt Nam (CSVN), đặc biệt là ở hàng “Tứ Trụ”.
Ngoại trừ chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ CSVN hiện do ông Phạm Minh Chính vẫn còn ngồi thì ba ghế khác ở hàng “Tứ Trụ” trong khoảng thời gian rất ngắn đã thay đổi liên tục, thất thường. Kèm theo đó là 4 ghế đã bị rút lại còn có 3.
Những thay đổi này lại đi kèm theo những đồn đoán, những sai phạm chứ không phải vì ông Phúc, ông Thưởng, ông Huệ…cảm thấy mình không đủ năng lực đảm nhận chức vụ nên xin từ chức. Đặc biệt hiện ông Nguyễn Xuân Phúc cùng vợ là bà Trần Thị Nguyệt Thu đang bị bủa vây tứ bề những tin đồn vô cùng bất lợi. Những tin đồn được tung ra từ bị cấm xuất cản, tới bị khởi tố, bắt giam… và không được nhà nước đính chính hay chỉ trích.
Ngày 5/4/2021, ông Nguyễn Xuân Phúc với cương vị lúc bấy giờ là Thủ tướng đời thứ 8 của Chính phủ Việt Nam, theo sự điều động của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN ngồi vào chiếc ghế quyền lực Chủ tịch nước thay cho ông Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, ông phúc chưa ngồi đủ nhiệm kỳ, mới được 288 ngày.
Vào ngày 18/1/2023, tại kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm chức Chủ tịch nước, và người thay thế ông Phúc chính là ông Võ Văn Thưởng (SN 1970).
Trung ương Đ CSVN và Quốc hội chấp thuận cho ông Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, An ninh nhiệm kỳ 2021-2026 với lý do theo nguyện vọng cá nhân. Nhưng mọi tin đồn về vợ chồng ông Phúc không phải là không có cơ sở.
Bản thân ông Phúc và bà Nguyệt Thu cùng thuộc cấp đã mắc những sai phạm như tham ô, hối lộ cả hàng trăm triệu USD trong trong các vụ đại án như: “sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á”, “Chuyến bay giải cứu”, “Vạn Thịnh Phát- SCB” và mới đây nhất là cáo buộc liên quan đến những sai phạm của Tập đoàn Trung Nam có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Liên quan vụ đại án Việt Á, vào ngày 4/2/2023, tại buổi bàn giao chức vụ ở Phủ Chủ tịch Nước, ông Phúc có phát biểu: “Gia đình tôi, vợ con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”. Báo đài Việt Nam đồng loạt trích đăng phát biểu này nhưng ngay sau đó đồng loạt gỡ bỏ, kèm theo dư luận dồn dập phủ nhận lời phát biểu này của ông Phúc.
Riêng vụ đại án “Vạn Thịnh Phát- SCB”, đây được cho là đại án tài chính lịch sử của Việt Nam ở thời điểm hiện tại bởi số tiền các bị cáo sai phạm là quá lớn lên đến hàng chục tỷ USD. Tin đồn nói rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Trần Thị Nguyệt Thu đã nhận hối lộ của bà Trương Mỹ Lan – người đứng đầu Vạn Thịnh Phát- SCB cả 100 triệu USD.
Chưa hết, vào tháng 6/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ thị cho Bộ Công thương thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là EVN). Tại đây, lại phát hiện ra sai phạm của Tập đoàn Trung Nam Group có trụ sở chính ở TP.HCM và có chi nhánh tại TP.Đà Nẵng, với hai nhà máy thủy điện tại Lâm Đồng đã hoạt động 7 năm nhưng không khai báo thuế cũng như nộp báo cáo kinh doanh.
Thời điểm này, ông Phúc đang là Thủ tướng Chính phủ và con rể là Vũ Chí Hùng đang công tác tại Tổng Cục thuế thuộc Bộ Tài chính. Trung Nam Group và EVN bấy giờ được cho là nơi có rất nhiều thân tín của ông Phúc, được ông Phúc dung dưỡng những sai phạm.
Trước những đồn đoán bất lợi tứ bề bủa vây, ông Phúc sẽ có hành động như thế nào? Ở đây cần khẳng định một điều, tuy đã mất hết quyền lực nhưng tầm ảnh hưởng của ông Phúc ở giới “chóp bu” hẳn vẫn còn. Có nguồn tin không chính thống tiết lộ, vừa qua vợ chồng ông Phúc – bà Thu có liên lạc với Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm xin gặp mặt riêng tại nhà nhưng bị từ chối. Ông Phúc-bà Thu sau đó tìm đến nhà ông Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Hòa Bình nhờ gỡ tội cho bà Thu và có sự nhận lời. Riêng các thuộc cấp cùng “nhúng chàm” với vợ chồng mình, ông Phúc thường gợi ý trốn lánh.
Ngày 5/8/2024 vừa qua, ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch VCCI-đột ngột qua đời tại nhà riêng ở tuổi 64. Vợ ông Lộc cho biết ông Lộc đã tự vẫn. Bà cũng cho biết thêm, trước đó ông Lộc có đi dự tiệc tại nhà ông Phúc và được ông Phúc có khuyên nên lánh đi xa một thời gian.
Sau đó vài ngày, tức là vào ngày 9/8/2024, xuất hiện nguồn tin vợ chồng ông Phúc-bà Thu bị Cơ quan An ninh phi trường Đà Nẵng ngăn chặn, cấm xuất cảnh khi định ra nước ngoài thăm con cháu. Dù ông Phúc sau khi mất hết chức vụ, thuộc diện giám sát của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN nhưng vụ ngăn chặn này quả khiến cho dư luận đặc biệt chú ý và có phần kinh ngạc. Có thể nói đường vào trại giam dành cho ông Phúc nói riêng và cả vợ chồng ông nói chung trở nên quá gần.
Câu hỏi đặt ra mà dư luận Việt Nam hiện đang tranh luận sôi nổi là, với những sai phạm động trời nêu trên, liệu rằng ông Phúc-bà Thu có bị Bộ Công an khởi tố, bắt giam hay không? Đâu đó, có người cho rằng, rất có khả năng sẽ bắt bà Trần Thị Nguyệt Thu nhưng khó đụng đến ông Phúc bởi nếu bắt luôn cả ông Phúc thì đây quả là cơn “địa chấn” mà chính trường Việt Nam hiện chưa đạt đến mức thay đổi đột biến như thế.
Và cũng có số ít người tranh luận ngược lại rằng, với chính trường Việt Nam như hiện nay, việc ông Phúc bị bắt giam cũng có khả năng xảy ra. Bởi đây có thể là một cơ hội để Việt Nam kiếm thêm lợi thế ở “ván bài” kinh tế-thương mại với quốc tế nói chung và Hoa Kỳ-Phương Tây nói riêng, đừng quên Việt Nam đang cần Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954, tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Hiện đang sinh sống tại P. Thuận Phước, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng./.
Leave a Comment