Hiện nay đại tướng, bộ trưởng công an Tô Lâm là người được dư luận quan tâm nhất. Sau khi ông Võ Văn Thưởng bị buộc phải rút lui khỏi chính trường, chức CTN bị bỏ trống, ông Tô Lâm là ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ CTN.
Tính nhiệm kỳ của Bộ trưởng công an từ thời kỳ đổi mới là năm 1987 đến nay. Chưa có ai giữ chức Bộ trưởng CA nhiều hơn ông Tô Lâm. Nếu tính hết cả quá trình từ cách mạng tháng 8 đến nay, ông Tô Lâm là bộ trưởng CA có thâm niên đứng thứ 2, sau mỗi ông Trần Quốc Hoàn.
Hai bộ trưởng tiền nhiệm trước ông là Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang đều tiến lên bước nữa sau một nhiệm kỳ làm bộ trưởng CA, ông Lê Hồng Anh làm thường trực ban bí thư, ông Trần Đại Quang làm CTN.
Trường hợp ông Tô Lâm tiến thêm bước nữa làm CTN hay thường trực Ban Bí Thư nếu xảy ra là chuyện bình thường như tiền lệ trước đó.
Thế nhưng chuyện bình thường đó lại là chuyện mà dư luận rất quan tâm.
Sở dĩ người ta quan tâm bởi ông Tô Lâm là người giữ chức bộ trưởng CA đã 8 năm. Thời gian dài ấy giúp cho ông Tô Lâm xây dựng được trong bộ CA rất nhiều người thân với mình. Điều này làm dư luận nhận định, nếu ông tiến thêm bước nữa, hẳn sẽ không dừng lại vị trí CTN hay thường trực BBT như hai người tiền nhiệm.
Hãy bắt đầu luận về trường hợp ông Tô Lâm là CTN và ông Phan Đình Trạc làm bộ trưởng công an vào thời điểm bây giờ.
Ông Tô Lâm sẽ bị bất lợi, mặc dù người của ông trong BCA khá nhiều, nhưng họ chưa đủ mạnh để kiểm soát BCA. Ông Trạc làm bộ trưởng kiêm bí thư đảng uỷ, ông Tỏ làm thứ trưởng thường trực kiêm chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra đảng uỷ bộ CA. Chưa kể trong đảng uỷ công an còn có ông Trọng và ông Chính. Ông Trọng với ông Tô Lâm thế nào chưa rõ. Nhưng chắc chắn một điều là ông Trọng không nhân nhượng cho bất kỳ ai, kể cả thân với ông Trọng đến đâu. Ông Trọng có thể làm thịt nhân vật tưởng như ông tin cậy lắm vào bất cứ lúc nào.
3 ông Trạc, Chính, Tỏ chắc hẳn cũng không mặn mà gì với những người thân tín của ông Tô Lâm để lại trong BCA. Việc thuyên chuyển những người này để giảm quyền lực của ông Tô Lâm trong BCA khả năng lớn sẽ xảy ra trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ khoá 13.
Không có hâụ thuẫn ở BCA, ông Tô Lâm ngồi hết 2 năm CTN thì về hưu. Nếu ông tiếp tục ngồi làm CTN, đến đây khả năng lớn ông sẽ nối gót hai CTN Phúc và Thưởng bởi những sai phạm nào đó. Cơ để ông làm TBT hoàn toàn không có.
Giả sử vào trường hợp ông Tô Lâm làm CTN, ông Lương Tam Quang làm bộ trưởng công an, hết nhiệm kỳ này tức còn 2 năm nữa, ông Tỏ về hưu. Thay thế ông Tỏ là Nguyễn Duy Ngọc làm thứ trưởng thường trực kiêm kiểm tra đảng uỷ công an. Ông Tô Lâm trên cương vị CTN sẽ có thực quyền rất mạnh, nhiệm kỳ 14 ông có làm CTN hay TBT đều rất mạnh.
Đây là điều mà dư luận quan tâm nhất, vì trong bối cảnh gần đây, các tướng lĩnh quân đội đều có vẻ an phận, bằng lòng với vị trí đang có. Trường hợp này nếu ông Trọng về, chắc chắn 80% ông Tô Lâm sẽ làm tổng bí thư, quyền lực tuyệt đối nằm trong tay ông Tô Lâm trong thời gian rất dài.
Ông Tô Lâm trở thành Putin có lợi hay hại cho đất nước hay không so với hiện trạng bây giờ ? Cái này không dễ biết trước. Cũng như chẳng ai nghĩ ông Trọng Lú lờ đờ toàn phát biểu lý luận rối rắm khi làm tổng bí thư lại trở thành người đưa các uỷ viên trung ương, BCT vào lò liên tục. Ông Tô Lâm làm Putin của Việt Nam, chắc chắn có nhiều thay đổi lớn. Thay đổi tích cực hay tiêu cực tuỳ vào đánh giá của những người đứng ở mỗi vị trí khác nhau.
Đến bây giờ thì đảng CSVN đang gặp vấn đề cực kỳ khó khăn về nhân sự cao cấp. Khi mà đa phần các uỷ viên BCT đều quá tuổi. Họ đã tính đến việc bỏ tiền lệ tiêu chuẩn tổng bí thư phải trong nhóm ngũ trụ, chỉ cần một nhiệm kỳ trong BCT là cũng đủ để đạt tiêu chuẩn bầu chọn làm tổng bí thư. Nhưng lại mở thêm một điều khoản rất ngặt nghèo trong quy định 214 mới đây về chức danh tổng bí thư.
Đó là trước kia tiêu chuẩn tổng bí thư phải được uy tín trong đảng, nhưng bây giờ quy định mới lại bổ sung thêm cần phải được uy tín trong nhân dân.
Uy tín trong nhân dân ? Cái này được đánh giá như nào ? Từ dư luận trên mạng xã hội ? Từ họp tổ dân phố ? Từ mặt trận tổ quốc ? Từ tổng hợp của ban tuyên giáo, viện nghiên cứu dư luận xã hội ? Hay báo chí quốc doanh ?
Hay từ thế lực phản động ?
Từ tất cả những thứ trên. Ngày nay dư luận rất phong phú do mạng xã hội phát triển. Trong kết luận kỷ luật khai trừ ông Võ Văn Thưởng mới đây có nêu nguyên nhân chính.
– Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Võ Văn Thưởng gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước….
Nếu vi phạm của ông Thưởng ở vụ Hậu Pháo gây dư luận xấu, thì kết luận trên hoàn toàn không đúng. Vì vụ Hậu Pháo xảy ra quá nhanh, dư luận chưa kịp phán xét gì thì ông Thưởng đã bị phế truất.
Nếu nói dư luận xấu về ông Thưởng thì phải nói là vụ 4 tiếp viên mang kem đánh răng thì đúng hơn.
Nhưng điều quan trọng nhất là qua trường hợp ông Thưởng, đảng đã đưa dư luận vào trong văn bản xử lý cán bộ, chọn lựa cán bộ. Dù quá trình lựa chọn dư luận có thể không khách quan, nhưng dù sao về mặt hình thức cũng ghi nhận sự thay đổi này là đáng chú ý.
Và theo tiêu chuẩn về uy tín với nhân dân trong quy định 214 đã nêu, chiếu theo dư luận xã hội nhiều năm nay, e rằng con đường đến cái ghế tổng bí thư của đại tướng Tô Lâm sẽ gặp nhiều khó khăn khi các đối thủ tận dụng điều này.
Theo phân chia quyền lực trong chế độ CSVN hiện nay, nếu để trung ương bàn thảo, đại tướng Tô Lâm không có cơ hội nào hết để làm TBT./.
Leave a Comment