Đây không phải là chuyện mới, từ ngày 17/6/2022, Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo về tình trạng có nhiều bệnh viện địa phương đang thiếu các vật tư y tế và thuốc chữa bệnh, chủ yếu là các loại thông dụng và thuộc thẩm quyền mua sắm của địa phương. Điều đó đã gây ảnh hưởng đáng kể đến việc khám chữa bệnh cho người dân.
Nguyên nhân được Bộ Y tế đưa ra khi đó là, do việc đấu thầu, mua sắm phục vụ công tác phòng, chống dịch còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc và bất cập.
Câu chuyện đó tưởng đã là chuyện cũ, sau hơn một năm, có lẽ tình trạng sẽ được cải thiện tốt hơn. Nhưng thực tế, chuyện này lại đang xảy ra phổ biến, trầm trọng hơn, ở nhiều bệnh viện trên cả nước.
Báo Tuổi Trẻ ngày 25/10 đưa tin về vấn đề này, với một cái tựa đề không thể thê thảm hơn: “Bình Phước: Bệnh nhân phải ra ngoài mua từ bông băng, kim tiêm… do bệnh viện phải chờ thầu”.
Một bác sĩ ẩn danh ở Thủ Đức, cho biết lý do và nguyên nhân sâu xa:
“Do trước đây người ta làm bậy, bây giờ bị thổi còi, nên họ chả dám làm nữa. Khi không nâng giá để kiếm lời được nữa, thì họ mặc kệ, rồi lấy lý do vì sợ trách nhiệm, sợ kỷ luật thôi.”
(Theo Thời Báo.de)
Leave a Comment