Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đến Hà Nội hôm Chủ nhật trong chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam, chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Chiếc Air Force One của Tổng thống đã đến Sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội vào khoảng 4 giờ chiều Chủ nhật, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước trong hai ngày tại Việt Nam.
Chuyến thăm Việt Nam của ông Biden có thể coi như đánh dấu một thời kỳ mới, tái định hướng căn bản và quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trọng tâm chính của cuộc đàm phán:
◉ Ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”
Tổng thống Biden sẽ ký kết “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, mối quan hệ ngoại giao cấp cao nhất của Việt Nam.
Mặc dù việc ký kết mối quan hệ đối tác có thể coi là mang tính biểu tượng, nhưng nó là một tín hiệu rất quan trọng trong hệ thống phân cấp quan hệ song phương của Việt Nam. Mối “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” chỉ dành riêng cho Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và tính đến năm ngoái là Hàn Quốc. Hà Nội từ lâu đã tránh động thái này vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh.
Jon Finer, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đưa ra nhận xét rằng: “Trong một hệ thống như Việt Nam, đây là tín hiệu cho toàn bộ chính phủ, toàn bộ bộ máy quan liêu của họ về chiều sâu hợp tác và liên kết với một quốc gia khác”.
◉ Chất bán dẫn và khoáng sản đất hiếm
Ông Finer nói với các phóng viên rằng hai bên dự kiến sẽ công bố sự hợp tác mới về chất bán dẫn, và tổ chức các cuộc đàm phán chi tiết về nguồn cung cấp khoáng sản đất hiếm được sử dụng trong sản xuất các thiết bị công nghệ cao như điện thoại thông minh và pin ô tô điện.
Việt Nam – với trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới – có vai trò quan trọng khi Hoa Kỳ muốn giảm nguồn cung từ Trung Quốc.
◉ Tách rời Việt Nam ra khỏi thỏa thuận vũ khí với Nga
Ở Việt Nam, không chỉ Trung Quốc mới có ảnh hưởng đến các lãnh đạo Hà Nội.
Tờ New York Times đưa tin ngay trước chuyến thăm của ông Biden rằng nhà nước Việt Nam bí mật thu xếp mua vũ khí từ Nga trái với lệnh trừng phạt của Mỹ. Báo cáo trích dẫn một tài liệu của Bộ tài chính Việt Nam đưa ra kế hoạch tài trợ cho việc mua vũ khí từ Điện Kremlin thông qua một dự án dầu khí chung ở Siberia.
Tổng thống Biden vào hôm thứ Hai có thể công bố kế hoạch giúp Việt Nam đa dạng hóa, thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào vũ khí của Nga.
◉ Nhân quyền
Tổng thống Biden sẽ cần phải cân bằng lợi ích chiến lược với việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam – một đất nước đang bị cai trị bởi chế độ độc đảng độc tài với thành tích nhân quyền tồi tệ ở châu Á.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết, những người chỉ trích nhà nước Việt Nam phải đối mặt với sự đe dọa, quấy rối và bỏ tù sau những phiên tòa xét xử bất công, và có những báo cáo về việc cảnh sát tra tấn để lấy lời thú tội.
Trong khi ông Biden thường chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc, ông hầu như giữ im lặng về Việt Nam, và vì thế, các nhà hoạt động lo ngại rằng chủ đề này có thể không được nhấn mạnh trong cuộc họp.
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết trước chuyến đi rằng Tổng thống sẽ nêu các vấn đề liên quan đến “quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác của con người”.
Trong cùng lúc, các nhà hoạt động dự kiến rằng Hà Nội sẽ xài lại chiêu trò cũ, thả tù nhân chính trị trước chuyến thăm của tổng thống Mỹ.
Trung Quốc ra sao?
Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn về mạng lưới liên minh của Mỹ ở sân sau của họ.
“Người ta nói rằng đây là dấu tích của Chiến tranh Lạnh, rằng Mỹ cần ngừng bao vây Trung Quốc, nhưng thực sự chính hành vi và lựa chọn của chính Trung Quốc đã thúc đẩy các nước này xích lại gần nhau”, theo bình luận của bà Patricia M. Kim, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings.
“Vì vậy, theo nhiều cách, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã phản tác dụng”.
Người Đà Lạt Xưa
Leave a Comment