Lạm phát đáng sợ thế nào thì mọi người đã biết khi nhìn thấy những gì đã và đang xảy ra ở Venezuela, Zimbabwe… Nội tệ mất giá đến mức in tiền không kịp, không đủ giấy in tiền, vật giá leo thang phi mã khiến cuộc sống hết sức cơ cực, thiếu thốn hàng hóa… Nhưng theo các chuyên gia kinh tế thì, nếu nền kinh tế giữ tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải cuộc sống sẽ tốt hơn, tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh hơn…
Trái lại, nếu nền kinh tế giảm phát thì tốc độ tăng trưởng chậm lại, đời sống cũng không kém phần khó khăn. Thị trường có giảm giá hàng hóa để kích cầu thì sức mua cũng không tăng lên được vì người tiêu dùng không có tiền nhiều để chi tiêu. Khi thu nhập bị suy giảm, người tiêu dùng thiên về xu hướng tiết kiệm, giảm mạnh chi tiêu để “thủ cọt” khiến nền kinh tế càng suy giảm sâu hơn.
Vào giữa thập niên 80 thế kỷ trước, dư luận thế giới thổi phồng việc nền kinh tế Nhật sắp vượt Mỹ khiến tổng thống Mỹ Ronald Reagan Phát động thương chiến Mỹ – Nhật. Từ đó Nhật, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lúc ấy, đang đà tăng nóng bỗng giảm tốc vì giảm phát do thương chiến, để sau đó bị Trung Cộng bấm còi qua mặt dễ dàng, GDP TC vượt xa GDP Nhật. Nhiều chuyên gia cho rằng Tốc độ giảm phát của Nhật kéo dài đến hôm nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn như trước. Nghĩa là, nếu lạm phát làm cho nền kinh tế chết rất nhanh, thì giảm phát sẽ làm nền kinh tế chết lâm sàng, chết từ từ, rất lâu mới có thể hồi phục.
Hiện tại, có vẻ như lịch sử đang lập lại ? Khi nền kinh tế TC được cho là sắp vượt Mỹ, giống tình trạng kinh tế Nhật được cho là sắp vượt Mỹ hồi đầu thập niên 80 thế kỷ trước. Nếu trước đây Ông Ronald Reagan là tổng thống Mỹ đã phát động thương chiến với Nhật để ngăn kinh tế Nhật vượt Mỹ, tạo ra tình trạng giảm phát cho kinh tế Nhật. Thì mới đây, Ông Donald Trump là tổng thống Mỹ đã phát động thương chiến với TC để ngăn kinh tế TC vượt Mỹ, và hình như kinh tế TC đang rơi vào vết xe đổ giảm phát của Nhật trước đây.
Bởi thời gian gần đây, TC đã không còn nhận được vốn đầu tư nước ngoài do Âu, Mỹ, Nhật quay lưng với TC. Đã vậy, các doanh nghiệp FDI trong chuỗi cung ứng tại TC đang rút dần khỏi TC. Mỹ cấm vận công nghệ cao TC về chất bán dẫn (con Chip), công nghệ lượng tử, trí tuệ nhân tạo (Al)… Đặc biệt, ngõ thu hút vốn mạnh nhất của TC là thị trường tài chính Hồng Kông đã bị Mỹ và Phương Tây phong tỏa vì TC vi phạm quy chế một quốc gia hai chế độ, trong khi dự trữ ngoại hối khổng lồ của TC đang có dấu hiệu vơi dần.
Trong bối cảnh thị trường địa ốc TC đang khủng hoảng nặng, công ty địa ốc Evergrand lớn thứ hai TC đang nộp đơn xin phá sản tại Mỹ… Có khả năng gây hiệu ứng domino sụp đổ dây chuyền nhiều doanh nghiệp bất động sản khác của TC, kéo theo khủng hoảng nợ có thể làm sụp đổ nhiều ngân hàng. Đó chính là những tử huyệt làm gia tăng nạn thất nghiệp, một phần không nhỏ còn do các nước Âu Mỹ giảm mạnh nhập cảng hàng hóa từ TC khiến tình trạng thiếu đơn hàng tác động mạnh đến tình trạng thất nghiệp tại TC. Có nhà nghiên cứu TC cho là tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến gần 46%.
Đó là những lý do khiến hàng hóa giảm giá mạnh tại TC mà vẫn không bán chạy hàng, dân TC không có nhiều tiền để mua sắm như trước. Tình trạng giảm phát đang ngày càng gặm nhấm nặng nề hơn khiến kinh tế TC ngày càng èo uộc hơn, đến mức có dư luận dự đoán đến năm 2030 TC sẽ là nước nghèo nhất ?
Leave a Comment