Quảng Cáo

Trạm cảnh sát chui: Trung Quốc săn lùng những người bất đồng chính kiến ở Đức như thế nào

Quảng Cáo

Caroline Amme (Stern.de)

Người ta nói có 102 đồn cảnh sát Trung Quốc như vậy trên toàn thế giới. Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của những đồn cảnh sát chui này

Trung Quốc được cho là có các đồn cảnh sát bất hợp pháp ở 53 quốc gia, kể cả ở Đức. Từ đây các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc bị theo dõi, đàn áp và đẩy trở lại về Trung Quốc. Đáng ra các trạm này phải đóng cửa từ lâu.

Ai vào ăn trưa tại một nhà hàng Trung Quốc, người đó có thể đã đến một cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc mà không hề hay biết: đó là một đồn cảnh sát Trung Quốc bất hợp pháp. Tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders đã phát hiện Trung Quốc có 102 đồn cảnh sát trá hình như vậy ở 53 quốc gia trên toàn thế giới. Chúng không chỉ phân bổ khắp châu Âu mà còn trên lục địa Mỹ, châu Á và châu Phi.

Hồi tháng năm Bộ Nội vụ Liên bang Đức đã đưa ra số liệu cụ thể. Theo đó, các cơ quan an ninh Đức cho rằng ở Đức có hai cái gọi là đồn cảnh sát nước ngoài của Trung Quốc. Khó có thể xác định, thực tế có bvao nhiều đồn cảnh sát TQ ở Đức. Mareike Ohlberg, Thành viên cấp cao trong Chương trình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Quỹ Marshall của Đức, cho biết: “Chúng tôi chỉ mới bắt đầu kiểm điểm xem có bao nhiêu đồn cảnh sát không chính thức này”.

Chuyên gia về Trung Quốc giải thích thông tin chi tiết về các đồn cảnh sát nước ngoài thường được biết đến từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Người Trung Quốc khoe khoang về những gì họ đã đạt được ở Đức và các nước khác. Tuy nhiên, các báo cáo thường nhanh chóng bị xóa khỏi Internet, “bởi vì phía Trung Quốc hiện đã nhận ra: Các nước khác không tán thành sự hoạt động của các đồn cảnh sát trá hình này.”

Quan hệ với đại sứ quán Trung Quốc

Các đồn cảnh sát này không có văn phòng thường trực. Chúng có mặt ở nơi có đông đảo cộng đồng người Hoa sinh sống. Theo Ohlberg các trạm cảnh sát đó có khi là một nhà hàng đã tồn tại từ lâu, nay có một tấm biển nhỏ được gắn thêm ở đó. “Đôi khi đó là các nhà hàng Trung Quốc, đôi khi đó là các tổ chức cộng đồng hải ngoại đã tồn tại, các trung tâm văn hóa đã tồn tại, cũng có khi là văn phòng của một công ty du lịch đã có liên hệ với đại sứ quán Trung Quốc. Sau đó, người ta coi đây chỉ là một công việc bổ sung.”

Các sĩ quan cảnh sát thực sự không làm việc trong các trạm cảnh sát hải ngoại này, mà chủ yếu là những người xuất thân từ xã hội Trung Quốc, một số người có quốc tịch Đức. Họ có liên hệ với đại sứ quán Trung Quốc và được cơ quan an ninh Trung Quốc tin cậy. Theo báo Nam Đức một số “cảnh sát” được cho là có liên hệ với cơ quan mật vụ Trung Quốc.

Bộ Nội vụ Liên bang gọi họ là “lãnh đạo cộng đồng”, những người này giúp người Trung Quốc sống ở Đức với một số dịch vụ nhất định và làm trung gian giữa chính quyền khu vực ở Trung Quốc. Ví dụ, nếu ai đó muốn kết hôn, muốn gia hạn giấy phép lái xe vv… Vài nghìn người được cho là đã sử dụng các dịch vụ tư vấn này. Tư vấn trực tiếp, nhưng chủ yếu thông qua chat.

Những người chỉ trích chế độ bị theo dõi và đe dọa

Hoạt động phụ của các cơ sở này là làm công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước TQ đối với người dân của họ. Tuy nhiên nhiệm vụ của cảnh sát hải ngoại là theo dõi những người bất đồng chính kiến, gây áp lực đối với họ.

Các trung tâm này đã được sử dụng để thuyết phục những người bất đồng chính kiến khuất phục chính quyền Trung Quốc, tự nguyện (trong ngoặc kép) quay trở lại Trung Quốc. Người ta dùng thân nhân của những người này ở trong nước để làm đòn bẩy thúc dục họ trở về.

Bọn tội phạm cũng bị trừng phạt ở nước ngoài.

Theo Ohlberg, chính quyền trung ương Trung Quốc không đứng sau các trạm cảnh sát này. Chúng là tai mắt của chính quyền địa phương và các thành phố từ các vùng di cư điển hình của Trung Quốc. Chẳng hạn như các tỉnh ven biển Phúc Kiến, Giang Tô và Chiết Giang.

Với sự hiện diện của lực lượng này ở nước ngoài, Trung Quốc muốn chứng tỏ sẵn sàng cam kết đảm bảo an ninh tại các quốc gia chủ nhà. Chính quyền TQ muốn chứng tỏ, bọn tội phạm chạy lên trời cũng không thoát, đã gây tội ác thì sẽ bị trừng trị cho dù có cao chạy xa bay ra nước ngoài.

Trên thực tế, các sĩ quan cảnh sát nước ngoài có mặt trên lãnh thổ nước ngoài phải có giấy phép của nước chủ nhà. Giữa Đức và Trung Quốc hoàn toàn không có thỏa thuận song phương về sự hoạt động của cảnh sát TQ trên lãnh thổ Đức. Mọi hoạt động này cho đến nay thực chất là phi pháp. Cơ quan an ninh Đức đã biết về sự tồn tại của chúng từ giữa năm 2018.

Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các đồn cảnh sát

Đầu tháng 11 năm 2022, Bộ Ngoại giao Liên bang đã yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc đóng cửa các đồn cảnh sát hải ngoại ở Đức. Điều này không phù hợp với Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao và Lãnh sự. Phía Trung Quốc đã trả lời công hàm nói trên và khẳng định TQ không có đồn cảnh sát nào ở Đức. Tuy nhiên tất cả các trạm dịch vụ, như phía Trung Quốc mô tả, đã bị đóng cửa.

Hoa Kỳ cũng đang có những hành động nghiêm ngặt hơn: tại Khu phố Tàu ở New York, một đồn cảnh sát nước ngoài như vậy đã bị đóng cửa vào giữa tháng tư. Cảnh sát Mỹ đã bắt giữ hai người đàn ông bị tình nghi theo dõi và đe dọa những người chỉ trích chính phủ .

Tại Đức, các cơ quan an ninh đang theo dõi những gì đang xảy ra trong các đồn cảnh sát Trung Quốc, Bộ Nội vụ Liên bang cho biết. Tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động, mặc dù về hình thức chúng không còn tồn tại. Các biển báo tại các nhà hàng Trung Quốc có thể bị tháo dỡ. Một khi các sĩ quan cảnh sát bị cáo buộc không bị bắt, họ có thể tiếp tục theo dõi và quấy rối người Trung Quốc ở Đức.

Nguyễn Xuân Hoài (Lược dịch)

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux