Hơn hai năm trước, cuộc gặp gỡ Mỹ-Trung đầu tiên tại bang Alaska dưới triều đại tổng thống Mỹ Joe Biden, Ông Dương Khiết Trì, trưởng phải đoàn ngoại giao TC đã có những lời phát biểu gay gắt nhằm lên lớp và phủ đầu tân ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trút mọi ấm ức và tức bực mà tổng thống tiền nhiệm Donald Trump đã làm tình làm tội TC suốt 4 năm tại vị.
Sở dĩ Ông Dương Khiết Trì và phái đoàn ngoại giao TC phản ứng dữ dội, không chút nể vì hay e dè tân ngoại trưởng Blinken, vì Ông Blinken đã ẩn ý rằng, tuy chính sách đối ngoại với TC của Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện thêm, song trên căn bản là chấp nhận được. Nói cách khác, chủ trương đối ngoại với TC của Ông Blinken sẽ không khác bao nhiêu so với chủ trương của chính phủ tiền nhiệm Donald Trump. Đó có thể là lý do Dương Khiết Trì không giữ được tế nhị và mềm mỏng cần có của ngành ngoại giao trong lần gặp gỡ đầu tiên với Ông Blinken, vì biết tân chính phủ Mỹ không cởi bỏ thuế quan, không tháo gỡ thương chiến…
Hơn hai năm qua cho thấy, Mỹ không những không tháo gỡ thuế quan thời Ông Trump, không tháo cấm vận một số công ty công nghệ TC, còn áp đặt thêm cấm vận con chip TC một cách gay gắt.
Nhiều tháng qua, quan hệ Mỹ – Trung gần như đóng băng, nhất là từ khi cuộc chiến Nga – Ukraina bùng nổ, Mỹ nghi ngờ mối quan hệ không giới hạn giữa Nga – Trung theo tinh thần thông cáo chung được Putin và Tập Cận Bình ký trước thềm thế vận hội mùa đông Bắc Kinh đầu năm 2022. Đặc biệt, chuyến thăm Đài Loan của bà chủ tịch hạ viện Mỹ Pelosy hồi năm ngoái làm gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung, khiến TC phản ứng dữ dội.
Đó là lý do chuyến thăm Bắc Kinh của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vừa rồi như cởi mở tất lòng đôi bên, đối trước việc TC ngày càng hung hăng hơn trên Biển Đông và eo biển Đài Loan. Tàu chiến TC chạy cắt mặt khiêu khích chiến hạm Mỹ trong eo biển Đài Loan, và chiến đấu cơ TC áp sát không chuyên nghiệp chiến đấu cơ Mỹ trên Biển Đông… Phía Mỹ đang kêu gọi công dân Mỹ rời Đài Loan. Tàu thuyền TC cũng đang gia tăng sức ép, đe doạ chủ quyền VN trong bãi Tư Chính và rốn dầu Nam Côn Sơn của VN, và hàng không mẫu hạm Ronald Reagan của Mỹ có thể sẽ cập bến Tiên Sa Đà Nẵng ngày 26/6 sắp tới…
Trong bối cảnh phức tạp ấy, TC có thể tạo ra xung đột ở Biển Đông hoặc Đài Loan nhằm chia lửa cho Nga đang yếu thế, phải gồng mình chống đỡ cuộc phản công đầy khí thế và lợi thế của Ukraina… Đó là lý do nhiều người cho là sự xuất hiện của ngoại trưởng Blinken tại Bắc Kinh nhằm ngăn chặn ngòi nổ thứ hai ấy ?
Và có vẻ như Ông Tập Cận Bình rất hài lòng khi Ông Blinken tuyên bố Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập. Đổi lại Ông Tập cam kết không viện trợ vũ khí cho Nga. Chuyện có qua có lại đã được thỏa thuận, song phía Mỹ còn muốn nhiều hơn thế, muốn rằng TC không để các công ty TC cung cấp những vật liệu và công nghệ cho các công ty Nga phục vụ cuộc chiến.
Nói tóm lại, sự đóng băng quan hệ quá lâu giữa hai nước lớn Mỹ – Trung, có thể có những quyết định cực đoan, tạo ra những rủi ro ngoài ý. Cả hai nước đều có những khó khăn riêng, những quan tâm chung và những bất đồng lớn, đến mức cần duy trì gặp gỡ để thưởng xuyên cởi mở tất lòng thay cho ghim gút, toan tính có thể dồn nén thành xung đột không nên có. Và hình như họ bắt đầu đến với nhau…?
Tuy vậy, phía Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị làn sóng chỉ trích từ Đảng Cộng hoà đối lập, cho rằng gia đình Biden nhận hối lộ từ TC trước đây nên mới công khai với chính quyền Bắc Kinh không thừa nhận nền độc lập của Đài Loan. Bởi với đa số người Mỹ, thì TC mới là đối thủ chính của Mỹ chứ không phải Nga./.
Leave a Comment