Đúng vào dịp kỷ niệm 5 năm ngày người Việt xuống đường chống luật đặc khu, quyết tâm không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày, thì chiếc tàu chở khách và tiếp tế San Sha 2 Hao, được hộ tống bởi tàu tuần tra biển Zhong Goo Yu Zheng 310 của Trung Quốc, vào sáng hôm nay đã di chuyển qua mỏ dầu khí của Việt Nam ở phía bắc Bãi Tư Chính.
San Sha 2 Hao thuộc lớp Sansha (Tam Sa), được thiết kế bởi Tập đoàn đóng tàu Quảng Châu, là một tàu loại RORO của Trung Quốc với khả năng chở 400 hành khách và 20 xe tải container. Thân tàu dài 128 mét, rộng 20,4 mét và có mớn nước sâu 5,4 mét. Lượng choán nước là 7.800 tấn và khả năng chuyên chở là 2.200 tấn. Tốc độ thiết kế là 19 hải lý/giờ và khả năng hành trình là 6.000 hải lý.
Nó là một con tàu kết hợp các chức năng cung cấp vận chuyển toàn diện, chỉ huy cứu hộ khẩn cấp, hỗ trợ y tế khẩn cấp và thăm dò tài nguyên biển tại các đảo và rạn san hô mà Trung Quốc cho rằng họ có quyền tài phán. Đó là một hiệu suất vượt trội trong việc vận chuyển hành khách, xe tải và 1.000 tấn nước ngọt để cung cấp cho các lực lượng chiếm đóng Tam Sa.
Tam Sa là một thành phố cấp địa khu của Trung Quốc xây cất tại đảo Phú Lâm, thuộc nhóm đảo An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa, được thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý hầu như toàn bộ Biển Đông bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.
Báo đài của đảng ta cứ ngỡ mọi việc sẽ lắng chìm khi tàu nghiên cứu Xiang Yang Hong 10 rời vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm thứ Hai.
Sự di chuyển hôm nay của tàu “Tam Sa 2 Hào” xuyên qua các mỏ dầu khí trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một thách thức đối với tất cả người Việt Nam, và đặc biệt là những người ủng hộ cuộc biểu tình trong ngày 10 tháng 6 năm 2018.
Và hầu hết những người ở hàng đầu trong cuộc biểu tình đó lại bị nhà nước Việt Nam bắt giam và kết án tù nhiều năm.
Có lẽ nào giặc đang ở ngay trong nhà chúng ta?
Người Đà Lạt Xưa
Leave a Comment