Nhìn lại 34 năm sự kiện Thiên An Môn

- Quảng Cáo -

Helena Zen

Ngày này cách đây 34 năm, sự kiện đàn áp thảm khốc làm rúng động cả thế giới của đảng cộng sản Trung Quốc đối với sinh viên và người dân biểu tình đòi tự do ngôn luận, tự do dân chủ và cải cách kinh tế đã diễn ra ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Sau cái chết của Hồ Diệu Bang, người dân Trung Quốc xuống đường biểu tình nhân dịp tang lễ của ông, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và đòi quyền lợi cho người công nhân…

Hồ Diệu Bang là cựu tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông là nhà cải cách cách kinh tế – chính trị theo đường lối tự do và đi ngược lại đường lối của đảng cộng sản Trung Quốc nên ông bị buộc phải từ chức.

- Quảng Cáo -

Các cuộc biểu tình xảy ra từ giữa tháng 4/1989 với quy mô nhỏ sau đó ngày càng lan rộng và kịch liệt. Đặng Tiểu Bình và các chóp bu của đảng cộng sản trung quốc cho rằng biểu tình là mối đe dọa cho thể chế (trong bối cảnh ở các nước Đông Âu cũng đang dấy lên các cuộc biểu tình chống lại chủ nghĩa xã hội) nên ĐCS Trung Quốc đã quyết định dùng vũ lực trấn áp.

Từ giữa tháng 4/1989 đến những ngày đầu tháng 5/1989, quy mô ngày càng lan rộng và tính chất bắt đầu kịch liệt hơn và bắt đầu leo thang.

Ngày 4/5/1989, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu cải cách tự do báo chí và được đối thoại chính thức giữa chính quyền và đại biểu do sinh viên bầu ra nhưng chính phủ khước từ, chỉ đồng ý đàm phán với các thành viên được họ chỉ định.

Giữa tháng 5/1989, sinh viên chiếm giữ quảng trường Thiên An Môn và bắt đầu tuyệt thực trong một tuần lễ, trong khi những cuộc biểu tình và bãi khoá bắt đầu xuất hiện tại nhiều trường đại học trong những thành phố khác. Phong trào tuyệt thực được ủng hộ từ người dân khắp đất nước vì những cuộc biểu tình của sinh viên không chỉ đòi quyền lợi cá nhân mà họ đòi quyền lợi cho nhân dân cả nước.

Cho đến cuối tháng 5/1989, các cuộc biểu tình của sinh viên và công nhân lan rộng trên 400 thành phố toàn Trung Quốc và lan ra khỏi lục địa. Tại Đài Loan, Hồng Kông cũng như người dân Trung Quốc ở Hoa Kỳ, Nhật Bản…cũng xuống đường biểu tình ủng hộ sinh viên trong nước.

Xung đột bắt đầu nổ ra vào những ngày đầu tháng 6/1989 giữa quân đội và người biểu tình. Ngày 3/6 – 4/6 quân đội dùng vũ trang, súng ống, xe tăng, máy ủi, lưỡi lê…tấn công vào quảng trường Thiên An Môn, nơi hàng nghìn sinh viên đang cố thủ trong khi trong tay họ chỉ có gậy gộc thô sơ…

Cho đến nay, số người chết và thương vong trong sự kiện vẫn chưa được biết chính xác vì chính quyền Trung Quốc đã ém nhẹm, giới trẻ Trung Quốc ngày nay không hiểu nhiều về sự kiện Thiên An Môn vì chính phủ cộng sản Trung Quốc đã ngăn chặn mọi thông tin về nó, là chủ đề cấm tại Trung Quốc. Một đặc điểm của CS là sợ sự thật và quen thói ma mị dối trá.

Có nhiều số liệu cho số người chết và bị thương ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989. Theo tình báo NATO, thì con số là 7.000 người chết (6.000 dân thường và 1.000 binh sĩ); theo một nhân viên giấu tên của hội chữ thập đỏ Trung Quốc thì có khoảng 5.000 người chết và 30.000 bị thương, số liệu của Khối Xô Viết là 10.000 người chết…

Khi tôi ngồi viết lại những dòng lịch sử này, một sự kiện đã xảy ra ở một đất nước không phải là quốc gia tôi, đã trở thành quá khứ nhưng nó vẫn làm cho tôi run rẩy…

Tôi như đang nhìn thấy được hàng nghìn sinh viên vì đấu tranh cho tổ quốc mà bị xả súng, những lưỡi lê xiên qua người họ, rồi sau đó thân thể họ bị nghiền nát bởi những chiếc xe bọc thép và bị đốt cháy bằng súng phun lửa, xác họ chất đống như núi và được xúc đi…một sự chấn động tâm can và nổi căm giận một thể chế quá tàn ác với nhân dân của mình.

Lại nhìn vào những sự kiện khác, ĐCS Trung Quốc đã đàn áp, bắt bớ hành hạ và mổ lấy nội tạng của những người theo Pháp Luân Công, chỉ vì chúng sợ phong trào Pháp Luân Công lan rộng sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của chúng; Đàn áp, bắt bớ phong trào đòi độc lập của người Tây Tạng, người Tân Cương, và hiện tại trong xã hội Trung Quốc, cảnh sát, quân đội vẫn luôn đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Có thể nói, trên thế giới này, chưa có một thể chế nào tàn ác vô nhân như CS, chưa có một thể chế nào có thể vì quyền lợi của một nhóm thiểu số lãnh đạo mà sẵn sàng chĩa súng ống, giáo mác, dùi cui vào nhân dân của mình. Nếu là dân tộc khác, không phải con dân của nó thì nó sẽ đối xử như thế nào?

Thế mà ĐCSVN đang tung hô chúng là bạn vàng, là phượng hoàng…một khi Trung Quốc vào nước ta, số phận dân Việt sẽ ra sao? Biển Đông đang dậy sóng bởi sự xâm phạm của Trung Quốc vào vùng biển đặc quyền của Việt Nam nhưng ĐCSVN đang làm gì?

Người ta nói “nồi nào nắp vung đó”, giun chơi với giun, rồng chơi với rồng. Bản chất của CS không bao giờ thay đổi, tàn ác và tham lam vô cùng tận.

Sự tồn tại của CS như một chấm đen làm mất đi vẻ trong sáng của chân lý và ngăn cản sự phát triển nền văn minh nhân loại.

Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Chính là như vậy!

Huỳnh Thị Tố Nga (Helena Zen)

June 4, 2023

- Quảng Cáo -