Sau đây được gọi là Bộ ngũ Việt Nam. Họ là những người hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ môi trường thiên nhiên tại Việt nam và đã bị bắt vì tội “trốn thuế”. Cáo buộc “trốn thuế” là cách để nhà cầm quyền cách ly họ ra khỏi xã hội. Bà Nguỵ Thị Khanh được gọi là anh hùng môi trường, từng được giải thưởng Goldman của Quỹ môi trường Goldman mới đây đã được trả tự do trước thời hạn.
Mai Phan Lợi, 1971, bút danh Bút Lông – trước khi thành lập trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng MEC và group facebook: Góc nhìn Báo chí Công dân thì ông là Trợ lý Tổng Thư ký kiêm Trưởng văn phòng Đại diện Báo Pháp Luậ thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Đặng Đình Bách, 1978, là một luật sư. Trước khi là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững thì ông làm việc tại văn phòng kiểm toán nhà nước thuộc Bộ Nội vụ và Báo Công thương.
Nguỵ Thị Khanh, 1976, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh – GreenID. Trước khi bị bắt về tội trốn thuế, bà đã sử dụng các nghiên cứu khoa học và hợp tác với các cơ quan nhà nước Việt Nam nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển năng lượng dài hạn bền vững ở Việt Nam.
Bạch Hùng Dương, 1975,là Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng – MEC, ông cũng là một luật sư chuyên về kinh tế.
Hoàng Thị Minh Hồng, 1973, là sáng lập viên và Giám đốc của CHANGE – một tổ chức phi chính phủ có sứ mệnh giải quyết các vấn đề về môi trường, ô nhiễm, buôn bán động vật hoang dã. Là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực nên còn được gọi là Hồng Nam Cực.
Cả 5 người đã và đang đối diện với tội “trốn thuế” vì các tổ chức phi chính phủ của họ đang phải hoạt động trong vùng xám của pháp luật Việt Nam. Tức là không có luật cụ thể để điều chỉnh các hoạt động kinh tế liên quan đến các tổ chức phi chính phủ.
Bắt, truy tố và bỏ tù họ về tội trốn thuế với mục đích duy nhất là để cách ly họ ra khỏi xã hội, chấm dứt các hoạt động vì môi trường của họ, làm ảnh hưởng đến các chính sách không vì môi trường của chính phủ Việt Nam. Không ai nói cũng biết, Việt Nam là một trong vài quốc gia sẵn sàng đánh đổi môi trường để đổi lấy mục tiêu phát triển kinh tế. Họ sẵn sàng để các nhà máy thép xả thải thẳng ra biển. Do vậy, những người, những tổ chức dám lên tiếng về vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ là vật cản lớn cho quá trình đánh đổi của họ.
Tức là, việc bỏ tù họ có động cơ chính trị. Chính trị hoá vấn đề để cách ly họ ra khỏi xã hội.
Báo cáo của The Project 88 – Một tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi về các án tù có màu sắc chính trị ở Việt nam đã nêu rõ các minh chứng cho thấy bộ ngũ Việt Nam bị bắt có ý đồ đàn áp chính trị.
Bộ Ngũ đã thách thức quyền lực của đảng cộng sản ở những điểm:
– Dám thành lập và phát triển thành công các tổ chức phi chính phủ. “Xã hội dân sự” là thứ mà đảng cộng sản rất lo lắng. Xã hội dân sự là bốn từ bị cấm nhắc đến trong đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.
– Dám nhận các khoản tài trợ từ các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ quốc tế để hoạt động.
– Dám thực hiện các chương trình hoạt động tác động đến chính sách phát triển kinh tế của đảng cộng sản. Làm cho họ buộc phải có những thay đổi để tốt hơn cho môi trường, từ đó thách thức sự độc tôn của đảng cộng sản.
Đọc chi tiết báo cáo của The Project 88 về Bộ tứ Lợi Bách Khanh Dương để thấy sự trắng trợn của đảng cộng sản Việt Nam trong việc đàn áp những người hoạt động về môi trường, mà nạn nhân mới nhất là bà Hoàng Thị Minh Hồng: https://bit.ly/botuvietnam
Leave a Comment